Báo cáo về Chỉ số Chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa ASEAN năm 2018
Ảnh minh họa |
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Ban Thư ký ASEAN đã cùng công bố Báo cáo này, đưa ra bức tranh toàn cảnh và đánh giá các ngưỡng chính sách phát triển SME ở các nước thành viên ASEAN.
Báo cáo đánh giá thêm rằng, khu vực ASEAN nói chung đang là một cường quốc về thương mại toàn cầu và đã chứng minh sự thành công đáng kể khi hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều SME trong khu vực vẫn tập trung vào các hoạt động giá trị gia tăng thấp vì các SME chiếm phần lớn các doanh nghiệp trên khắp Đông Nam Á, củng cố các chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triển cũng như việc gia nhập và rút khỏi thị trường có thể có tác động tích cực đối với tăng trưởng năng suất tổng hợp, là ưu tiên tăng trưởng đối với các nhà hoạch định chính sách.
Chỉ số Chính sách SME ASEAN năm 2018 đánh giá trên 8 lĩnh vực chính sách khác nhau, bao gồm: Năng suất, công nghệ, đổi mới; chính sách môi trường và SME; tiếp cận tài chính; tiếp cận thị trường và quốc tế hóa; khuôn khổ thể chế; pháp lý, quy định và thuế; giáo dục và kỹ năng kinh doanh; tinh thần doanh nghiệp xã hội và toàn diện. Báo cáo được hoàn thành với sự hỗ trợ của Ủy ban Điều phối ASEAN về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (ACCMSME) và các thông tin cung cấp từ hơn 300 nhà hoạch định chính sách. Báo cáo được thực hiện trong quý 2 và quý 3 của năm 2017 và được dựa vào hơn 600 chỉ số.
Báo cáo đã đưa ra một số phát hiện quan trọng như sau:
MSMEs chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ với mức độ không chính thức khá cao. Trong khi không có con số chính xác về sự không chính thức của doanh nghiệp trong khu vực, dữ liệu về việc làm không chính thức, cả trong các doanh nghiệp chính thức và không chính thức, cho thấy thực tế này phổ biến ở hầu hết các nước thành viên ASEAN.
Sự phát triển của SME là một ưu tiên ngày càng tăng đối với các nhà hoạch định chính sách trong ASEAN vì họ tìm cách thiết lập một cơ sở rộng lớn hơn cho tăng trưởng của SME đồng thời bảo đảm sự toàn diện và sức bật. Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015 đã củng cố động lực này để tìm cách thu hẹp khoảng cách thu nhập đáng kể giữa và trong các nước thành viên ASEAN.
Hầu hết các nước ASEAN đều tích cực trong lĩnh vực chính sách SME và áp dụng kết hợp các cách tiếp cận mục tiêu. Họ có xu hướng ưu tiên các biện pháp cắt giảm nạn quan liêu và đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời có xu hướng tập trung vào các biện pháp nâng cao năng suất và tăng khả năng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp.
Một số nước thành viên ASEAN coi chính sách SME là một công cụ cốt lõi để nâng cao phúc lợi. Chính sách SME có một cách tiếp cận xã hội rõ rệt trong phần lớn các nước thành viên ASEAN và ở một số nước đặc biệt như Indonesia và Philippines, đã được sử dụng như một công cụ cốt lõi để thúc đẩy các mục tiêu chính sách xã hội.
Cải thiện đáng kể có thể được quan sát từ đánh giá cuối cùng. Mặc dù các thay đổi phương pháp luận giới hạn sự so sánh các điểm số, tiến bộ đáng kể có thể quan sát thấy từ năm 2014. Những tiến bộ đáng chú ý diễn ra trong các lĩnh vực dịch vụ phát triển kinh doanh, tiếp cận thương mại điện tử và tích hợp chuỗi giá trị toàn cầu.
Báo cáo năm 2018 được xây dựng dựa trên đánh giá tương tự thực hiện năm 2014, Chỉ số Chính sách SME ASEAN 2014, cũng như các đánh giá Chỉ số Chính sách SME được thực hiện tại các khu vực đối tác khác của OECD. Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Canada.