Thứ ba 24/12/2024 23:09

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu “handmade” tại TP. Hồ Chí Minh tiềm ẩn nguy cơ dùng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi Tết Trung thu đang đến gần, thị trường bánh và nguyên liệu làm bánh Trung thu handmade trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Với mức giá chỉ từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng tự tay làm ra những chiếc bánh Trung thu đầy màu sắc và hương vị. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nhiều loại nguyên liệu trên thị trường hiện nay không rõ nguồn gốc xuất xứ và không có hạn sử dụng, tiềm ẩn nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm.

So với các loại bánh Trung thu của những thương hiệu uy tín, bánh Trung thu handmade nổi bật với sự đa dạng về màu sắc, hương vị và hình dáng. Chủ một cơ sở bán bánh trên đường Hàm Nghi, quận 1, cho biết: "Phần lớn người tiêu dùng ưa chuộng bánh handmade vì được quảng cáo là sản phẩm tự làm, không sử dụng chất bảo quản hay phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, người này cũng tiết lộ rằng, các nguyên liệu để làm bánh rất dễ mua trên các trang thương mại điện tử hoặc mạng xã hội".

Trên mạng xã hội Tiktok, một tài khoản có tên "Bánh Trung thu handmade" giới thiệu rằng mình chuyên làm các loại bánh nướng, bánh dẻo với nhân cốm xào, cốm xào sốt lá nếp, nhân thập cẩm xá xíu… với giá từ 80.000 đến 100.000 đồng mỗi chiếc. Bên cạnh đó, các nguyên liệu theo set sẵn cũng được chào bán để khách hàng có thể tự làm tại nhà với nhiều mức giá khác nhau.

Các loại bánh Trung thu handmade được bán trên các mạng xã hội. (Ảnh: CTV)

Khi được hỏi về chất lượng nguyên liệu, chủ tài khoản này khẳng định rằng tất cả đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, khi được yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về công ty sản xuất và nơi đặt trụ sở sản xuất, người này đã không thể trả lời. “Shop em bán hàng lâu nên khách tin tưởng thôi mà, không cần phải tìm hiểu thêm, chị cứ nhìn lượt mua là biết” - chủ tài khoản giải thích.

Tương tự, khi phóng viên liên hệ với một cơ sở bán hàng online trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8, TP. Hồ Chí Minh, chủ cơ sở cho biết ở đây có hơn 50 loại nguyên liệu, nhân bánh Trung thu, tất cả đều là "nhà làm", khách hàng muốn loại nào cũng có. Tuy nhiên, khi phóng viên bày tỏ mong muốn đến trực tiếp cửa hàng để kiểm tra hạn sử dụng và chọn loại muốn mua, chủ cửa hàng đã từ chối với lý do "lượng đơn hàng quá tải, không có thời gian tiếp khách".

Một chuyên gia nghiên cứu công nghiệp thực phẩm của Viện Công nghiệp thực phẩm (Bộ Công Thương) cho biết, quy trình sản xuất bánh Trung thu từ nguyên liệu đến đóng gói thành phẩm phải tuân thủ nhiều tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Những tiêu chí này bao gồm chất lượng nguyên liệu, phụ gia, máy móc, thiết bị, nhà xưởng và môi trường sản xuất. Theo chuyên gia này, nếu chỉ một khâu trong quy trình sản xuất bị sai sót, nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ tăng cao.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên có sự hiểu biết về cơ sở sản xuất khi mua bánh hoặc nguyên liệu làm bánh. Cần quan tâm đến thương hiệu, độ uy tín, nhãn mác, thành phần phụ gia và hạn sử dụng của sản phẩm. "Người tiêu dùng tuyệt đối không nên ham rẻ, mua các sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thiếu hạn sử dụng" - chuyên gia nhấn mạnh.

Trong bối cảnh thị trường bánh Trung thu handmade trở nên sôi động, việc kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm là điều cần thiết. Người tiêu dùng nên cẩn trọng, chọn lựa những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình trong dịp Tết Trung thu này.

Yến Thư
Bài viết cùng chủ đề: đồ chơi Trung thu

Tin cùng chuyên mục

An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu