Thứ bảy 28/12/2024 07:11

Bài toán quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia: “Cởi trói” từ cơ chế

Trong bối cảnh nền kinh tế tăng tốc trong thời gian tới, việc giải bài toán năng lượng vô cùng khó đối với nền kinh tế. Do đó, Quy hoạch Tổng thể về Năng lượng Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần được mô hình hóa và tính toán một cách hài hòa trong kịch bản phát triển năng lượng tổng thể.

Xây dựng nền kinh tế tự chủ

Phát biểu tại Hội thảo lần 2 Quy hoạch Tổng thể về Năng lượng Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra ngày 11/11/2020, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, việc xây dựng các cơ chế bảo vệ môi trường và các giải pháp, cơ chế tổ chức trong phát triển năng lượng là vấn đề rất chính yếu, sẽ vạch ra định hướng cho phát triển ngành năng lượng của Vệt Nam trong những năm tới.

Trong đó, Quy hoạch Tổng thể về Năng lượng Quốc gia lần này được thực hiện trong bối cảnh Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về "Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Theo Thứ trưởng, đây là những nội dung quan trọng, sẽ đặt ra định hướng cho phát triển ngành năng lượng Việt Nam theo mục tiêu cao nhất đề ra trong Nghị quyết nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế quốc dân trên cơ sở tối ưu các nguồn cung sơ cấp với giá cả hợp lý và áp dụng cơ chế thị trường trong ngành năng lượng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu khai mạc hội thảo

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng đề ra một số vấn đề trong bối cảnh mới cần được lưu ý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Quy hoạch.

Thứ nhất, các dự thảo về chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho giai đoạn tới sẽ ảnh hưởng lớn đến kịch bản phát triển và nhu cầu năng lượng. Do đó, cần có tính toán, dự báo trên cơ sở các chỉ tiêu này. Cụ thể, trong giai đoạn 1997-2019, nền kinh tế Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng gần 7%, chính xác là 6,8%, bao gồm cả giai đoạn có khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhu cầu năng lượng sơ cấp cuối cùng trong 10 năm gần đây (2011-2019) tăng 6,5%, riêng điện tăng 10,5%. Dự báo, nhu cầu năng lượng sơ cấp cuối cùng từ nay đến năm 2030 dao động khoảng 6-7%.

Thứ hai, làm thế nào để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa; nhưng vẫn đảm bảo an ninh năng lượng, xây dựng nền kinh tế tự chủ, độc lập.

Thứ ba, việc phát triển năng lượng phải đi cùng với chi phí hợp lý, để chi phí năng lượng không trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, mà còn thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.

Thứ tư, nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường, kịch bản nào cho Việt Nam để phát triển năng lượng bền vững, giảm cường độ tiêu thụ năng lượng, tác động ít nhất đến môi trường, góp phần phát triển nền kinh tế xanh.

Thứ năm, đảm bảo cơ chế, giải pháp thực hiện Quy hoạch cho tất cả các phân ngành phù hợp với thực tiễn, đặt Quy hoạch trong tổng thể phát triển đất nước, “ngành năng lượng phải đi trước một bước”.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An kỳ vọng, hội thảo sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu, với tư cách là đại diện từ các bộ, ban ngành, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quy hoạch điện và năng lượng. Các ý kiến này sẽ được tiếp thu và đưa vào hoàn thiện bản thảo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về phía mình, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ phối hợp với tư vấn lập Quy hoạch bám sát các định hướng, nhiệm vụ được Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo để xây dựng Quy hoạch tổng thể về năng lượng đạt chất lượng, hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ sự phát triển của đất nước.

Bộ Công Thương đặt mục tiêu quy hoạch năng lượng lần này giải quyết việc phát triển hài hòa các phân ngành năng lượng, đưa ra một quy hoạch “mở” hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước trong ngành năng lượng.

Theo Bộ Công Thương, trong những năm qua, các quy hoạch phát triển của từng phân ngành năng lượng như điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo… đã được các cơ quan khác nhau lập riêng rẽ, nên các quy hoạch này thiếu gắn kết. Chính vì vậy, Quy hoạch tổng thể năng lượng lần này cần đưa ra phương án phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng tối ưu cho quốc gia.

“Cởi trói” từ cơ chế

Theo các chuyên gia, việc xây dựng Quy hoạch năng lượng sẽ góp phần đánh giá toàn diện về cung - cầu năng lượng quốc gia và kết nối việc phát triển năng lượng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường mà Việt Nam đã đặt ra và cam kết với cộng đồng quốc tế.

Trong những năm tới, xu thế phát triển năng lượng thế giới sẽ tập trung vào việc thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch năng lượng, thực thi mạnh mẽ các chính sách chống biến đổi khí hậu và tăng cường an ninh năng lượng.

Phát triển năng lượng của Việt Nam trong thời kỳ nhập khẩu ròng năng lượng sẽ ngày càng chịu nhiều tác động của các xu thế năng lượng toàn cầu. Với việc ngày càng tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc đảm bảo phát triển bền vững hệ thống năng lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả những yếu tố trên cần được mô hình hóa và tính toán một cách hài hòa trong kịch bản phát triển năng lượng tổng thể.

Hội thảo có sự tham gia đông đảo đại biểu đến từ Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ban ngành liên quan, các Viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế.

Trình bày phương án quy hoạch phát triển phân ngành điện lực, ông Nguyễn Thế Thắng – Trưởng phòng Hệ thống điện, Viện Năng lượng cho hay, theo dự báo ở kịch bản cơ sở, điện thương phẩm đạt 490,8 tỷ kWh vào năm 2030 và 976 tỷ kWh vào năm 2050; duy trì ở mức tăng 8,3% giai đoạn 2021-2030 sau đó giảm xuống mức 3,4% giai đoạn 2031-2050.

Hệ số đàn hồi điện đối với GDP giảm xuống mức 1,23 lần vào năm 2030 và giảm mạnh 0,36 lần vào năm 2050. Ở kịch bản cao, điện thương phẩm đạt 523 tỷ kWh vào năm 2030 và 1.110 tỷ kWh vào năm 2050.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giá năng lượng tái tạo đang giảm mạnh, Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ mỏ Việt Nam Trần Xuân Hòa cho rằng, kịch bản quy hoạch năng lượng quốc gia cần tăng thêm liều lượng phát triển cho mảng năng lượng này so với các loại hình năng lượng khác.

Để gỡ khó thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, ông Trần Xuân Hoà đưa ý kiến, nguyên nhân khiến doanh nghiệp không dám đầu tư xuất phát từ việc chưa có cơ chế thị trường, khi nhiều ngành năng lượng giá vẫn do Bộ Tài chính phê duyệt. Do đó, ông nói "cần sự liên kết các phân ngành năng lượng, gắn với trách nhiệm của Chính phủ, địa phương và doanh nghiệp".

Chính vì vậy, quy hoạch tổng thể năng lượng lần này cần đưa ra phương án phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng tối ưu cho quốc gia. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lập Quy hoạch tổng thể về năng lượng, do đó, việc lập Quy hoạch cũng sẽ gặp nhiều thách thức trong việc đồng bộ và đảm bảo tính tương thích với các quy hoạch quốc gia trên và ngang cấp. Bên cạnh đó, việc đưa ra các cơ chế thực hiện quy hoạch trong giai đoạn mới cũng cần sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều bên liên quan.

Tại hội thảo lần 1, tổ chức cuối tháng 8, các cơ quan tư vấn đã báo cáo tóm tắt 5 chương đầu của đề án Quy hoạch, với các nội dung trọng tâm là phương pháp luận, hiện trạng cung cầu năng lượng và tình hình thực hiện các quy hoạch phân ngành năng lượng.

Tại Hội thảo lần này, các chuyên gia của liên danh tư vấn đã trình bày các nội dung trong khuôn khổ các chương còn lại của đề án, tập trung vào phương án phát triển năng lượng tổng thể, kèm theo đó là phương án kỹ thuật và phương án phát triển các phân ngành năng lượng, bao gồm điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết, theo kế hoạch, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ toàn văn Quy hoạch tổng thể về Năng lượng Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào tháng 11 năm nay.
Đỗ Nga -Vũ Cương
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực trở lại 'đường băng' tăng trưởng

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Kỳ vọng VEAM sẽ tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí

Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo động lực phát triển kinh tế số

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Xe đạp igus:bike làm từ nhựa tái chế đến Việt Nam trong hành trình vòng quanh thế giới

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Chuyên gia quốc tế nói gì về xe chiến đấu bộ binh XCB-01 của Việt Nam?

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Vinachem

Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024