Thứ sáu 29/11/2024 12:41
Làm gì để xây dựng nền công nghiệp Việt Nam tự chủ?

Bài 1: Những quyết sách chiến lược mở lối cho phát triển công nghiệp

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, công nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc được ví như "xương sống" của nền kinh tế.

Những quyết sách quan trọng tạo “lực đẩy”

Trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế, công nghiệp đã thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế, là “chìa khóa” để tạo nên sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, phát triển công nghiệp là nội dung quan trọng, gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế.

Nhìn lại quá trìn phát triển ngành công nghiệp, trong thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, đề ra các chủ trương, chính sách kịp thời, phù hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu phát triển công nghiệp đất nước. Theo đó, công nghiệp đã phát triển là ngành kinh tế quan trọng có đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao.

Nhìn lại quá trìn phát triển ngành công nghiệp, trong thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, đề ra các chủ trương, chính sách kịp thời, phù hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội lần thứ VIII (1996) của Đảng đã xác định mục tiêu, đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Qua các Đại hội IX, X, XI, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại được xác định xuyên suốt, trong đó phát triển công nghiệp là để tạo nền tảng thực hiện mục tiêu đó.

Hơn thế nữa, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển kinh tế dịch vụ, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng. Xây dựng nền công nghiệp nặng với bước đi thích hợp”.

Đáng chú ý, Đại hội X của Đảng 2006 chủ trương: “Phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, công nghiệp quốc phòng, góp phần xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế”.

Đến Đại hội XI (2011) mục tiêu phát triển công nghiệp được xác định với mục tiêu quyết liệt: Ưu tiên phát triển và hoàn thành những công trình then chốt về cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị thay thế nhập khẩu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng; công nghiệp công nghệ cao sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, công nghiệp dầu khí, điện, than, khai khoáng, hóa chất, luyện thép, xi măng, phân đạm..., công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp quốc phòng, an ninh với trình độ công nghệ ngày càng cao, sạch, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng, tăng sức cạnh tranh và giá trị gia tăng. Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 đã hoàn thiện và làm rõ hơn đường lối phát triển công nghiệp: “Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới”.

Một lần nữa, tại Đại hội XII, Đảng ta nhận định: Nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được. Từ đó, Đảng đề ra chủ trương: “Cơ cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu”.

Để triển khai Nghị quyết các Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã rốt ráo ban hành một số Nghị quyết chuyên đề, Kết luận đối với một số lĩnh vực công nghiệp cụ thể như: Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp năng lượng, công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp có hiệu ứng lan tỏa như cơ khí, công nghệ thông tin.

Tiếp đó để tạo “lực đẩy” cho phát triển ngành công nghiệp, ngày 22/3/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW, “Về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu rõ mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đáng chú ý, tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại”. Đây được xem là văn bản thể hiện chủ trương, đường lối nhất quán và đầy đủ đầu tiên của Đảng để đưa ra những định hướng, mục tiêu cụ thể nhằm phát triển công nghiệp cho đất nước.

Để tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu xuyên suốt ấy, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng năm 2021 cũng đã xác định mục tiêu đến năm 2025 tỷ trọng của doanh nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 25% và đặt ra nhiệm vụ cơ cấu lại công nghiệp, đặt nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là mục tiêu khá thách thức nhưng cũng đặt ra nhiệm vụ cho công nghiệp nước nhà, đòi hỏi sự nỗ lực và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thời kỳ mới.

Năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp tăng 16 bậc

Với chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, chúng ta có thể nhìn nhận, Đảng ta luôn đủ cơ sở khoa học và thực tiễn trong hiện thực hóa chủ trương, mục tiêu lãnh đạo. Đối với mục tiêu phát triển công nghiệp, các chỉ đạo của Đảng đã có tầm nhìn có cơ sở, niềm tin khoa học và thực tiễn. Mỗi người dân Việt Nam có quyền đặt niềm tin vào con đường, phát triển đất nước thênh thang rộng mở phía trước, là mục tiêu khát vọng một đất nước nền công nghiệp hùng cường giữa thế kỷ 21.

Cơ cấu ngành công nghiệp đã chuyển biến tích cực, giảm dần tỷ trọng các ngành thâm dụng tài nguyên, các ngành công nghệ thấp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghệ trung bình và công nghệ cao

Tại Đại hội lần thứ XIII một lần nữa khẳng định, sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, công nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc.

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển khẳng định, năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp đã tăng lên, phát triển công nghiệp từng bước đi vào chiều sâu, hiện Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức trung bình cao.

Năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam đã tăng 16 bậc trong vòng 10 năm, từ vị trí thứ 58 vào năm 2009 lên vị trí thứ 42 vào năm 2019 (theo xếp hạng của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp -UNIDO), trở thành quốc gia có mức tăng hạng nhanh nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN, đã tiệm cận vị trí thứ 5 trong khu vực (chỉ thua Philippines 0,0015 điểm) và tiến gần hơn với nhóm 4 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất trong khối ASEAN”- Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong giai đoạn chiến lược 10 năm qua 2011 - 2020, công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% vào GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam từ vị trí thứ 50 (năm 2010) lên vị trí thứ 22 (năm 2019) trong các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Đến nay, Việt Nam đã hình thành được một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như: Khai thác, chế biến dầu khí; điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; luyện kim, sắt thép; xi măng và vật liệu xây dựng; dệt may, da giày; cơ khí chế biến chế tạo, ô tô, xe máy..., tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động đã ngày càng hướng vào lõi công nghiệp hóa. Cơ cấu nội ngành công nghiệp chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng nhóm ngành ngành khai khoáng trong GDP liên tục giảm (từ 9,1% năm 2010 xuống còn khoảng 8,1% năm 2016 và chỉ còn 5,55% vào năm 2020).

Điều đáng mừng hơn khi ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã trở thành động lực tăng trưởng chính của toàn ngành công nghiệp. Năm 2020, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%.

Xét cả giai đoạn 2011 - 2020, nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo không ngừng được mở rộng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp với đóng góp trong GDP tăng liên tục qua các năm (tăng từ 13% năm 2010 lên 14,27% năm 2016; 16,48% vào năm 2019 và đạt khoảng 16,7% vào năm 2020)”- báo cáo của Bộ Công Thương chỉ ra.

Hay mới mới mẻ như ngành công nghiệp hỗ trợ cũng được quan tâm thúc đẩy, tăng cường liên kết, đặc biệt là trong những ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử, công nghiệp chế biến nông sản... Bước đầu hình thành hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Cơ cấu sản phẩm có sự dịch chuyển tích cực khi tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao và vừa của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, tạo cơ sở hình thành một số tập đoàn công nghiệp tư nhân có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020; Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng từ 44,3% năm 2016 lên 49,8% năm 2020.

Một dấu ấn đáng ghi nhớ khi báo cáo cạnh tranh công nghiệp của UNIDO đã đưa Việt Nam từ nhóm “các nền kinh tế đang phát triển” lên nhóm “các nền kinh tế công nghiệp mới nổi”, cho thấy năng lực cạnh tranh công nghiệp đã được cải thiện đáng kể.

Điều quan trọng ghi dấu ấn khi công nghiệp trở thành ngành có tỷ lệ đóng góp lớn nhất đối với ngân sách nhà nước, chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và nâng cao đời sống nhân dân. Cơ cấu ngành công nghiệp đã chuyển biến tích cực, giảm dần tỷ trọng các ngành thâm dụng tài nguyên, các ngành công nghệ thấp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghệ trung bình và công nghệ cao (tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP tăng từ 13% năm 2010 lên 16,7% năm 2020). Đã hình thành và phát triển được một số tập đoàn công nghiệp tư nhân lớn có tiềm năng vươn ra thị trường khu vực và quốc tế.

Đấy đều là khởi nguồn và kết quả của tư duy, tầm nhìn dài hạn với những quyết sách thiết thực có ý nghĩa chiến lược của Đảng vì mục tiêu phát triển ngành công nghiệp trong dài hạn.

Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt, có đóng góp lớn vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót cần khắc phục cả trước mắt và trong chiến lược dài hạn. Nhận thức rõ thực trạng đó, cần có hệ thống giải pháp chiến lược nhằm tạo bước chuyển dịch căn bản trong phát triển công nghiệp; qua đó, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của khu vực và của thế giới, thuộc nhóm ASEAN-4 và nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bài 2: Từng bước xây dựng nền tảng để những “sếu đầu đàn” tự tin sải cánh

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất công nghiệp tiếp đà đi lên, tạo lực đẩy tăng tốc về đích

Nhiều vũ khí hiện đại từ gần 40 quốc gia trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI