Thứ ba 13/05/2025 06:11

Anh chính thức ký kết thỏa thuận đảm bảo thương mại liên tục với Hàn Quốc sau Brexit

Ngày 22/8, Anh và Hàn Quốc đã chính thức ký một thỏa thuận nhằm đảm bảo thương mại liên tục giữa hai quốc gia để duy trì theo các điều khoản ưu đãi sau khi Anh rời Liên minh châu Âu.

Hiệp định thương mại tự do mới sao chép "càng nhiều càng tốt" các điều khoản của thỏa thuận EU - Hàn Quốc hiện tại đã được ký kết năm 2011. Anh đã và đang nỗ lực bảo vệ các mối quan hệ thương mại thông qua các thỏa thuận thương mại của EU bằng cách áp dụng các điều khoản thương mại liên tục để áp dụng sau Brexit. Tổng cộng, các giao dịch chiếm 108 tỷ USD giá trị thương mại đã được thực hiện. Thỏa thuận với Hàn Quốc là một trong những thỏa thuận lớn nhất cho đến nay, bảo vệ thương mại giữa hai quốc gia trị giá 14,6 tỷ bảng - hơn 1% thương mại của Anh.

Phía Hàn Quốc cho rằng, việc ký kết thỏa thuận này "sẽ loại bỏ nhiều sự không chắc chắn của Brexit ra khỏi mối quan hệ đối tác kinh tế lâu dài, có giá trị” của hai nước. Khoảng 6.900 doanh nghiệp Anh xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc. Thỏa thuận ngày 22/8 hiện đang tuân theo các thủ tục lập pháp trong nước ở cả hai nước trước khi có hiệu lực. Thỏa thuận được xây dựng để có hiệu lực vào ngày Brexit, hiện đang được lên kế hoạch vào ngày 31/10. Cho đến lúc đó, thương mại giữa hai quốc gia được bảo vệ bởi thỏa thuận giữa Hàn Quốc với EU.

Trong tuyên bố chung, Hàn Quốc và Vương quốc Anh thể hiện cam kết chung đối với việc thúc đẩy lợi ích của tự do hóa thương mại và đầu tư theo hệ thống thương mại dựa trên các quy tắc toàn cầu. Trong bối cảnh này, thỏa thuận thương mại ghi lại tất cả các tác động của Hiệp định Thương mại tự do EU - Hàn Quốc hiện tại để đảm bảo tính liên tục trong mối quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và Vương quốc Anh khi Vương quốc Anh ngừng bị ràng buộc bởi thỏa thuận của EU. Hàn Quốc và Vương quốc Anh khôi phục cam kết lâu dài để tối đa hóa sự hợp tác và trao đổi quan điểm trong các diễn đàn quốc tế, bao gồm Liên hiệp quốc, G20, WTO, ILO và OECD, tái khẳng định tầm quan trọng của các cấu trúc song phương để nâng cao lợi ích và giá trị chung của hai nước, bao gồm cả thông qua Đối thoại chiến lược của các Bộ trưởng Ngoại giao hàng năm và các cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng khác.

VD

Tin cùng chuyên mục

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?