Thứ năm 28/11/2024 19:23

Ai đã ''hà hơi tiếp sức'' giúp ''sư rởm'' Thích Tâm Phúc nổi rần rần trên mạng xã hội?

Lợi dụng hình ảnh “sư rởm” Thích Tâm Phúc, nhiều Youtuber, TikToker đã không ngần ngại "hà hơi tiếp sức", tung hô với nội dung xấu độc để câu view, tăng like...

Lộ bộ mặt thật

Nguyễn Minh Phúc (sinh năm 1983, ngụ ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh) là cái tên được coi khá nổi tiếng trên mạng xã hội thời gian gần đây. Sự nổi tiếng của Nguyễn Minh Phúc chủ yếu bắt nguồn từ cái tên tự phong "Thích Tâm Phúc" và cái gọi là "chùa Hoằng Pháp Trung ương" tại nơi y cư trú đã tồn tại nhiều năm qua.

Nhưng có lẽ sự “nổi tiếng” của “Thích Tâm Phúc” được khai thác nhiều nhất trong danh xưng “thầy chùa ăn thịt chó”, với hàng nghìn video trên các nền tảng mạng xã hội với nội dung phản cảm, gây bức xúc dư luận. Cho đến khi, vào cuối năm 2023, Nguyễn Minh Phúc đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Củ Chi (TP.HCM) khởi tố bị can và bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, bộ mặt thật của y đã được sáng tỏ.

Đối tượng Nguyễn Minh Phúc bị can và bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Ảnh: Công an cung cấp.

Cái tên “Thầy Thích Tâm Phúc” trụ trì ở “chùa Hoằng Pháp Trung ương” được phơi bày giữa bàn dân thiên hạ chính là những giấy tờ chứng nhận Tăng Ni, bổ nhiệm trụ trì, thậm chí cả các huân, huy chương, bằng khen của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ đều được xác định là… hàng giả và nhiều người mới ngã ngửa hắn là “sư rởm”, “thầy” rởm.

Ai đã hà hơi tiếp sức?

Vậy, dưới vỏ bọc sau chiếc áo của nhà tu hành bấy nhiêu năm qua, Nguyễn Minh Phúc đã lừa phỉnh, qua mắt mọi người thế nào? Ai đã hà hơi, tiếp sức, tung hô cho “thầy rởm Thích Tâm Phúc” nổi tiếng rần rần trên mạng xã hội?

Đó chính sự tiếp tay, cổ vũ, tích cực của các Youtuber, Tiktoker, Facebooker… đã đưa hình ảnh phản cảm, phát ngôn lố lắng, lệch chuẩn phông văn hóa của gã “thầy rởm” này trên nhiều nền tảng xuyên biên giới.

Chỉ cần tìm kiếm với từ khóa “Thích Tâm Phúc”, chúng ta sẽ nhận về hàng nghìn kết quả, tương ứng có hàng nghìn nội dung hiện ra. Nhiều Youtuber, Tiktoker, Facebooker… tận dụng triệt để hình ảnh của Nguyễn Minh Phúc mặc quần áo nhà sư để khai thác nội dung, thông tin hòng câu view (lượt xem), tăng like (thích), nhiều sub (theo dõi).

Đơn cử như tại kênh Youtube có tên “Mười khó TV” có gần 300 người đăng ký theo dõi đang lưu trữ, lan truyền nhiều clip về Nguyễn Minh Phúc mặc quần áo nhà sư, ăn uống phàm phu tục tử gây phản cảm. Các clip này có từ vài chục, hàng trăm nghìn có khi đến cả triệu view. Cá biệt, có clip với tựa đề “Thầy Thích Tâm Phúc bốc bê thui chấm mắm tép ngấu nghiến ăn cực ngon” lên đến 2,4 triệu lượt xem.

Tại một clip khác, sau khi được người quay phim kênh này “cúng dường” 10 quả trứng vịt lộn và thắc mắc hỏi: “... Thầy đi tu mà toàn uống nước yến, uống sâm, ăn hột vịt lộn không à?”. Vừa bước đi, ông Phúc tự hào khoe mình ăn một lúc có thể ăn được… 30 quả trứng vịt lộn.

Đáng chú ý, trong khi đang ngồm ngoàm thưởng thức món hột vịt lộn, “thầy rởm Thích Tâm Phúc” còn khoe mình đang học lấy bằng báo chí và nợ 1 bài luận văn “tình trạng xã hội hiện nay” và nhờ chủ kênh “Mười khó TV” viết giúp với dung lượng khoảng 1.000 từ. Để chứng minh cho lời nói của mình, ông Phúc chỉ tay hướng vào chiếc tủ kính gần đó và nói rằng “cái bằng báo chí đang để ở đó”…

Kênh Youtube có tên “Mười khó TV” có gần 300 người đăng ký theo dõi đang lưu trữ, lan truyền nhiều clip về Nguyễn Minh Phúc mặc quần áo nhà sư, ăn uống phàm phu tục tử gây phản cảm. Ảnh: Hải Sơn.

Một Youtube khác có kênh “Hân Trần Vlog” có 179 lượt đăng ký theo dõi cũng lưu trữ rất nhiều clip về Nguyễn Minh Phúc với nhiều tiêu đề như: “Tin hot! Chùa thầy Thích Tâm Phúc có nội quy cho phật tử, lễ cúng ngọ”; “Tin hot! Thầy Thích Tâm Phúc ăn tôm hùm 2kg 1 lần ở chùa”; “Thầy Thích Tâm Phúc đi bar gặp nạn khi Công an tới tận nhà chùa”…

Nói về sự ăn của “Thích Tâm Phúc”, trong một clip trên kênh “Hân Trần Vlog” đăng tải, ông này còn khoe mua 2 kg tôm, với giá 1 triệu đồng về ăn. “... Trưa nay không có tiền mình ăn tôm. Đứa nào giàu ăn cơm, còn mình nghèo mình ăn tôm với ăn mực… Cuộc sống của thầy nghèo khổ ăn tôm”, ông Phúc vô tư nói.

Ông này còn thản nhiên nói rằng, ngày mai sẽ đổi món tôn sang ăn mực, với giá 1,2 triệu đồng/kg. Nhưng ai “cúng dường” mực, phải cúng loại từ 900 – 1,2 triệu/kg “thầy” mới chịu ăn (!?).

“Hồi có điều kiện, thầy ăn thịt động vật sinh sống trên mặt bằng và ăn động vật nước ngọt. Giờ thầy ăn động vật dưới biển. Biển rộng mênh mông, người ta đánh bắt về làm sẵn, mình mua về nấu ăn, thầy có sát sinh đâu?”, ông Phúc cười nói vui vẻ với người quay clip.

Kênh “Hân Trần Vlog” cũng liên tục sử dụng hình ảnh của “sư rởm Thích Tâm Phúc” để câu view. Ảnh: Hải Sơn.

Tương tự, nhằm tăng người xem tương tác, kênh “Ẩm thực cha rồng” đã tận dụng tối đa hình ảnh của “sư rởm Thích Tâm Phúc” với các nội dung do ông Phúc cung cấp nghe có vẻ vô lý.

Đó là, xung quanh lùm xùm trên mạng xã hội về việc ông bị công an “hỏi thăm”, thì “sư rởm” này đáp lại trên kênh “Ẩm thực cha rồng” rằng: “Công an tìm đến “chùa Hoằng Pháp Trung ương” để bảo vệ thầy và làm việc cho thầy. Đến làm việc tốt thầy bồi dưỡng, làm việc xấu thầy đuổi ra khỏi chùa. Vì là đất và chùa của thầy, ai đến phải xin phép…”. Tuy nhiên, trên thực tế, “chùa” mà ông Phúc nói chính là nơi ở và “chùa” tự phong, không nằm trong hệ thống chừa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý.

Hay nhiều kênh Youtube khác như: “Japan nguyễn vlogs”, “Nguyễn Minh TV”… còn đăng tải thông tin về ông Phúc với ngữ điệu bực tức, gọi Thượng tọa Thích Nhật Từ (trụ trì chùa Giác Ngộ) với ngôn từ chợ búa. Thậm chí, ông Phúc còn nói Thượng tọa Thích Nhật Từ là người “không có ăn học”, “dùng bằng cấp giả”, “lừa đảo nhiều người”... Trong khi đó, ông Phúc là “thầy rởm”, sử dụng chứng nhận Tăng Ni, bổ nhiệm trụ trì giả, mặc áo cử nhân chụp ảnh trước tấm biển đại học luật nhờ công nghệ… photoshop.

Cần xử lý nghiêm

Lợi dụng sự tò mò của cư dân mạng, nhiều kênh Youtubeđã liên tục sử dụng hình ảnh, tên gọi “Thích Tâm Phúc” để đăng tải các clip câu view, thậm chí suy diễn, công kích những chính sách Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo tại Việt Nam.

Đây là những clip nội dung có luận điệu suy diễn vô căn cứ được đăng tải trên kênh “PN DAILY”. Thậm chí, kênh này còn đăng tải clip có nội dung về việc ông Nguyễn Minh Phúc bị bắt do vi phạm pháp luật là “bị trù dập”.

“Mọi người thấy chưa, mọi người thấy linh nghiệm chưa? “Thầy Thích Tâm Phúc” hay có người đặt cho ông là “thầy ăn thịt chó” đó là những nạn nhân bị trù dập, giới Phật giáo trù dập do bất mãn nên thốt ra những lời nói phản cảm. Nhưng bây giờ mọi người nghe lại từng câu nói của “thầy” đi, không sai một điều gì cả…”, nội dung người phụ nữ nói trên kênh “PN DAILY”.

Trên đây, chỉ là một trong số những kênh Youtube ăn theo từ khóa “Thầy Thích Tâm Phúc” khi lưu trữ, đăng tải nhiều thông tin phản cảm, gây bức xúc dư luận. Những thông tin xấu, độc ấy khiến ông Phúc tưởng rằng mình được công chúng quan tâm, ảo tưởng sức mạnh, phát ngôn thiếu chuẩn mực, ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo và những người tu hành chân chính.

Các thông tin không kiểm duyệt, thiếu kiểm chứng từ ông Phúc được các Youtube, Tiktoker, Facebooker… ghi lại và phát tán trên các kênh mạng xã hội là hành vi hà hơi, tiếp sức, tung hứng tích cực khiến nhiều người lầm tưởng ông Nguyễn Minh Phúc là nhà tu hành thật sự.

Việc bất chấp câu like, tăng view, thêm sub này vô hình chung đã cổ súy cho những phát ngôn phản cảm, lệch chuẩn phông văn hóa, gây hoang mang dư luận, vi phạm pháp luật cũng chỉ để làm gia tăng túi tiền của họ. Tuy nhiên, các đối tượng thù địch cũng lợi dụng vào các hình ảnh, nội dung phản cảm này để xuyên tạc, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm các nội dung độc hại này. Đồng thời, yêu cầu gỡ bỏ các thông tin sai lệch tư tưởng, ảnh hưởng đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ để góp phần làm trong sạch không gian mạng, giữ gìn sự tôn nghiêm của Phật giáo đúng với chính sách của Đảng và Nhà nước và truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Hải Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Thích Tâm Phúc

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Lòng yêu nước 'cháy rực' trên sân trường: Hiệu ứng tích cực từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?