Thứ ba 13/05/2025 06:25

9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử

227.700 tỷ đồng, tương đương 8,9 tỷ USD là số tiền người Việt đã chi để mua hàng trên các sàn thương mại điện tử trong 9 tháng năm 2024.

Trong báo cáo thị trường sàn bán lẻ trực tuyến quý III và dự báo quý IV vừa được nền tảng dữ liệu thương mại điện tửMetric công bố, 9 tháng qua, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực.

Theo đó, tổng doanh số giao dịch của 9 tháng đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so với cùng kỳ 2023. Riêng quý III, đóng góp 84.750 tỷ đồng, tăng 15,9% so với quý III/2023 với 897 triệu sản phẩm.

Thống kê của Metric bao phủ 5 sàn lớn nhất hiện tại là Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki và Sendo, đã lọc bỏ đơn ảo và sản phẩm quà tặng. Trong đó, TikTok Shop và Shopee là 2 sàn thương mại điện tử lần lượt ghi nhận tăng trưởng 110,6% và 11,3% về doanh số so với cùng kỳ 2023.

9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử. Ảnh: MH

Tuy nhiên, chỉ Tiktok Shop và Shopee ghi nhận mức tăng trưởng khả quan so với cả quý II lẫn cùng kỳ 2023. Sau thời gian sụt giảm, Tiki là điểm sáng bất ngờ với tổng doanh số giao dịch quý III phục hồi mạnh mẽ, tăng 38,1% so với quý II, được cho là bước ngoặt khả quan cho nền tảng nội địa.

Xét riêng từng sàn trong quý III, Shopee, TikTok Shop và Tiki đều ghi nhận doanh số tăng cao từ tháng 7, cao nhất vào tháng 8, sau đó giảm nhẹ vào tháng 9. Riêng Lazada và Sendo lại cùng có doanh số giảm dần qua từng tháng.

Quý cuối hàng năm là thời điểm có nhiều ngày lễ, mùa mua sắm sôi động nhất trong năm. Cùng với đó, Tết âm 2025 đến sớm hơn so với năm ngoái nên mua sắm chuẩn bị Tết sẽ rơi mạnh nhất vào cuối tháng 11 và tháng 12 tới.

"Do vậy, doanh số trên các sàn thương mại điện tử được nhận định sẽ tăng mạnh nhất vào khoảng thời gian này", nhóm nghiên cứu của Metric đưa ra trong cáo mới nhất ngày 23/10.

Theo Metric, tăng trưởng trong tháng 10, 11, 12 dự báo lần lượt đạt khoảng 10%, 20% và 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ này giúp đưa doanh số trên 5 sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam (bao gồm Shopee, Tiktok Shop, Lazada, Tiki và Sendo) sẽ cán mốc 80,6 nghìn tỷ đồng.

Các sản phẩm phù hợp có thể bao gồm thời trang thu đông, các sản phẩm thời trang Tết, sản phẩm làm đẹp…

Ngoài ra, người bán có thể tạo ra các chương trình ưu đãi mua sắm kép kết hợp mua sắm cuối năm và Tết để khuyến khích khách hàng mua hàng sớm.

Kể từ đầu năm tới hết tháng 9/2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực với tổng doanh số đạt gần 228 nghìn tỷ đồng, tăng gần 38% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến của Metric.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các nền tảng, chỉ có Tiktok Shop và Shopee là hai sàn ghi nhận mức tăng trưởng khả quan so với cả quý II năm nay lẫn cùng kỳ 2023.

Đáng chú ý, Tiktok Shop đã đạt mức tăng trưởng doanh số gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, thể hiện chiến lược hiệu quả trong việc kết hợp giữa mô hình mua sắm và giải trí.

Tiki cũng là một điểm sáng bất ngờ trong quý III khi ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng hơn 38% so với quý trước đó, tạo ra một bước ngoặt khả quan cho nền tảng nội địa này.

Một trong những xu hướng đáng chú ý trong quý vừa rồi là sự tăng trưởng mạnh mẽ của các cửa hàng chính hãng trên sàn - shop mall. Mặc dù chỉ chiếm 5% tổng số shop phát sinh đơn hàng, nhưng shop mall đóng góp gần 1/3 tổng doanh số của toàn thị trường, với mức tăng hơn 53% so với cùng kỳ 2023.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số