Chủ nhật 29/12/2024 02:22

9 tháng năm 2023, Việt Nam chi 2,03 tỷ USD nhập khẩu ngô các loại

9 tháng năm 2023, Việt Nam chi 2,03 tỷ USD nhập khẩu ngô các loại, giảm cả lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 9 tháng năm 2023 đạt trên 6,51 triệu tấn, trị giá trên 2,03 tỷ USD, giá trung bình 312 USD/tấn, giảm 2,3% về lượng, giảm 14,3% kim ngạch và giảm 12,3% về giá so với 9 tháng năm 2022.

Hiện có 3 thị trường trọng điểm cung cấp ngô cho Việt Nam

Trong đó, riêng tháng 9/2023 đạt 1,16 triệu tấn, tương đương 318,12 triệu USD, giá trung bình 274 USD/tấn, tăng 8% về lượng và tăng 2,5% kim ngạch so với tháng 8/2023, nhưng giá giảm 5,1%; so với tháng 9/2022 thì tăng mạnh 45,2% về lượng, tăng 15% về kim ngạch nhưng giảm 20,7% về giá.

Achentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2023, chiếm trên 37,4% trong tổng lượng và chiếm 36,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 2,43 triệu tấn, tương đương trên 748,91 triệu USD, giá 307,6 USD/tấn, giảm mạnh 43,4% về lượng, giảm 51,4% kim ngạch và giảm 14,2% về giá so với 9 tháng năm 2022.

Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, trong 9 tháng năm 2023 đạt 2,3 triệu tấn, tương đương 720,48 triệu USD, giá 313,9 USD/tấn, chiếm trên 35% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng mạnh 384,6% về lượng, tăng 355,5% về kim ngạch nhưng giá giảm nhẹ 6% so với 9 tháng năm 2022.

Tiếp đến thị trường Ấn Độ 9 tháng năm 2023 đạt 1,18 triệu tấn, tương đương 365,87 triệu USD, giá 309,8 USD/tấn, chiếm trên 18% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 74% về lượng, tăng 63,5% về kim ngạch, nhưng giá giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

Do nguồn cung từ ngành trồng trọt trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 37% lượng nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, do đó, Việt Nam hàng năm vẫn phải chi hàng tỷ USD để nhập loại nguyên liệu này.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ