Chủ nhật 24/11/2024 20:03

3 chương trình mục tiêu quốc gia: Sẽ giám sát nguồn vốn triển khai

Qua hoạt động giám sát, Quốc hội xem xét, đánh giá giữa kỳ kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội đối với các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tập trung vào giám sát giữa kỳ

Tiếp tục Chương trình Phiên họp chuyên đề Pháp luật tháng 9, ngày 23/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hộicho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết và đề cương các báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết và đề cương các báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, ngày 6/9/2022 Đoàn giám sát đã tổ chức họp phiên thứ nhất để công bố các nghị quyết về thành lập Đoàn giám sát, Tổ giúp việc, đồng thời cho ý kiến về các dự thảo kế hoạch, đề cương giám sát. Sau phiên họp, Tổ giúp việc đã tiếp thu, chỉnh sửa và xin ý kiến Thường trực Đoán giám sát để bổ sung, hoàn thiện một bước các tài liệu trên trước khi báo cáo Thường vụ.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Phó Trưởng Đoàn Thường trực cho biết, đến nay Đoàn giám sát đã dự thảo 4 loại tài liệu gồm: Kế hoạch chi tiết Đoàn giám sát; quyết định phân công thành viên Đoàn giám sát; quyết định phân công Tổ giúp việc; đề cương báo cáo.

Trong đó, đề cương báo cáo (9 đề cương) gồm: Đề cương báo cáo Đoàn giám sát; đề cương báo cáo chung của Chính phủ về kết quả thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia; 3 đề cương riêng báo của các bộ Thường trực các Chương trình gồm: Ủy ban Dân tộc báo cáo về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội báo cáo về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

4 đề cương báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh gồm: Báo cáo chung kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; báo cáo riêng kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh, về cách tiếp cận thực hiện giám sát, do tính đặc thù Quốc hội tổ chức giám sát chung cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về: Giảm nghèo bền vững, nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; căn cứ vào tình hình Chương trình Dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu tiên được triển khai thực hiện, có nhiều nội dung mới, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đang trong quá trình hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, nên chủ yếu sẽ tập trung vào giám sát giữa kỳ, đánh giá các văn bản về chỉ đạo, điều hành, xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật để triển khai thực.

“Riêng đối với 2 chương trình mục tiêu quốc gia còn lại đã có kết quả thực hiện từ giai đoạn trước, nên ngoài giám sát về các văn bản chỉ đạo, điều hành, còn giám sát một số kết quả đã triển khai thực hiện- ông Hà Niê Kđăm nêu.

Đề xuất 4 nội dung tập trung giám sát

Đoàn Giám sát đề xuất 4 nội dung tập trung giám sát gồm: Một là, về công tác chỉ đạo, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm cả công tác chỉ đạo điều hành chung các chương trình; chỉ đạo, điều hành riêng từng chương trình.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu

Hai là, về việc xây dựng các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ba là, về công tác phối hợp, lồng ghép quản lý, nội dung, đối tượng, địa bàn, nguồn vốn triển khai thực hiện các chương trình.

Bốn là, kết quả đạt được bước đầu về thực hiện dự án, chính sách thuộc các chương trình. "Với cách tiếp cận như trên, các nội dung này đã được cụ thể hóa trong dự thảo kế hoạch, đề cương báo cáo chi tiết" - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nói.

Liên quan đến phạm vi thực hiện, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, thứ nhất, Làm rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và ý thức chấp hành của các cấp, các ngành, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định trong các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Thứ hai, qua hoạt động giám sát, Quốc hội xem xét, đánh giá giữa kỳ kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2021-2025 đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để vận hành, tổ chức thực hiện chương trình.

Về yêu cầu, giám sát cần bám sát quy định các Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành liên quan thể chế hóa thành các văn bản chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia để xác định nội dung trọng tâm, trọng điểm để giám sát.

Đối với các mốc thời gian chính: Các bộ, ngành, địa phương báo cáo lần một trước ngày 28/2/2023; tiếp thu ý kiến của đoàn giám sát, báo cáo lần hai trước ngày 15/7/2023.

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả bước đầu qua giám sát văn bản lần 1 trong tháng 4/2023. Đoàn giám sát tổ chức giám sát các bộ, ngành và địa phương từ tháng 4 đến tháng 8/2023. Tổ chức làm việc với Chính phủ về các nội dung giám sát trước ngày 15/8/2023

Hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả giám sát trước ngày 10/9/2023. Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát trước ngày 30/9/2023. Quốc hội xem xét báo cáo kết quả giám sát trong Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia