Thứ bảy 10/05/2025 23:03

1.500 tấn thịt lợn nhập khẩu từ liên bang Nga đã về đến Việt Nam

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1.500 tấn thịt lợn của Tập đoàn Miratorg của Liên bang Nga đã cập cảng cập cảng Cát Lái, Hải Phòng và Phước Long của Việt Nam. Các lô hàng đang hoàn thiện các thủ tục kiểm dịch, chuẩn bị thông quan. Ngoài ra, gần 2.000 tấn thịt lợn của Tập đoàn này cũng đã chuyển xuống tàu để nhập về Việt Nam trong thời gian tới.    

Ký kết hợp đồng mua thịt lợn nhập khẩu từ Tập đoàn Miratorg của Liên bang Nga hiện có 15 công ty của Việt Nam. Trước đó, trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, đại diện Tập đoàn này khẳng định có thể đáp ứng nhu cầu thịt lợn mà Việt Nam đang cần với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Đây cũng là Tập đoàn có năng lực sản xuất thực phẩm lớn ở Nga với sản lượng đạt khoảng 500 nghìn tấn thịt lợn mỗi năm.

1.500 tấn thịt lợn nhập khẩu từ liên bang Nga đã về đến Việt Nam

Ngoài Tập đoàn Miratorg, Hiện, Cục Thú y đã đề nghị hai doanh nghiệp khác của Nga hoàn thiện một số thủ tục, giấy tờ còn thiếu theo quy định của Việt Nam và quốc tế để tiếp tục cấp phép xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, ngoài thúc đẩy tái đàn, việc đẩy mạnh nhập khẩu mặt hàng thịt lợn được xem là giải pháp để giảm áp lực nguồn cung trong nước, đồng thời giúp mặt hàng này dần hạ nhiệt khi đã “neo giá” ở mức cao trong một thời gian dài.

Theo đó, Bộ đề nghị các Bộ ngành liên quan tiếp tục chỉ đạo cơ quan trực thuộc khẩn trương hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu, đồng thời xem xét chính sách giảm thuế nhập khẩu mặt hàng thịt lợn. Cùng với Nga, sắp tới có thể tăng cường một bước nữa nhập khẩu thịt lợn các thị trường như: Đức, Mỹ, Brazin.

Theo số liệu từ Cục Thú y, tính đến ngày 15/3, Việt Nam đã nhập khẩu gần 25.300 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nguồn nhập khẩu từ Canada, Đức, Ba Lan, Brazil và Mỹ.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo