Thứ tư 27/11/2024 09:59

Ý kiến tâm huyết của nhân dân góp phần nâng cao chất lượng các Dự thảo văn kiện trình Đại hội XII của Đảng

Việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp các dự thảo văn kiện trình Đại hội XII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, sâu rộng nhằm động viên, phát huy dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động trong việc nghiên cứu, đóng góp ý kiến cho các Dự thảo văn kiện ngay trong quá trình xây dựng cũng như khi đã trở thành Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, tạo niềm tin, động lực đưa Nghị quyết và các văn kiện của Đảng vào cuộc sống.

Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị về việc tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Hướng dẫn số 160-HD/BTGTW ngày 7/9/2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc công bố và lấy ý kiến nhân dân đóng góp vào các dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) trình Đại hội XII của Đảng, từ ngày 15/9, nhiều cơ quan báo chí đã đăng tải toàn văn Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XII; Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015.

Để tổ chức tốt đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, có ý nghĩa to lớn này, các cơ quan làm công tác tham mưu của Đảng; các cơ quan báo chí cần bám sát và quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, quy định việc lấy ý kiến và tổng hợp, giới thiệu ý kiến của các tầng lớp nhân dân đóng góp xây dựng các dự thảo văn kiện Đại hội XII. Tuân thủ các nội dung, quy định có tính nguyên tắc trong Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, quan điểm và các quy định của Đảng. Nghiêm túc, trách nhiệm tiếp thu, giới thiệu những ý kiến tâm huyết, trí tuệ, có cơ sở lý luận và thực tiễn để góp phần nâng tầm, nâng chất lượng và tính thuyết phục của các dự thảo văn kiện Đại hội XII. Mặt khác, cần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với các thế lực xấu lợi dụng việc góp ý để tán phát thông tin, quan điểm sai trái. Mở chuyên mục, đăng tải ý kiến góp ý của nhân dân từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 31 tháng 10 năm 2015.

Cùng với kênh báo chí, việc lấy ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn kiện Đại hội XII còn có một số kênh quan trọng khác: Các đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến tại một số phiên của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII (tháng 10, tháng 11). Các cơ quan: Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng…lấy ý kiến và hoàn thành việc tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân trong khoảng thời gian một, hai tuần đầu của tháng 11 năm 2015 để sau đó có đủ thời gian tích hợp, bổ sung vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XII.

Về cách thức góp ý kiến, trước hết cần đọc, nghiên cứu kỹ 02 dự thảo văn kiện đã được Đảng công bố, tập trung vào những vấn đề, lĩnh vực mà người góp ý tâm đắc, có sự am hiểu, nghiên cứu sâu sắc. Và như thế, không nên góp ý quá nhiều vấn đề, lĩnh vực, vì khi đã mở rộng về diện thì khó đạt được chiều sâu, sự sắc sảo cần thiết. Ý kiến đóng góp rất nên, rất cần xuất phát từ động cơ đúng, thể hiện tính xây dựng, tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, đất nước, nhân dân. Nội dung góp ý cần cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, giàu sức thuyết phục.

Về nội dung cần tập trung nghiên cứu, đóng góp ý kiến, đối với dự thảo Báo cáo chính trị Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) trình Đại hội XII, các cá nhân, tổ chức nên đi sâu vào các vấn đề: Đánh giá tổng quát kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI; 30 năm đổi mới và 5 bài học lớn; Dự báo tình hình thế giới và đất nước; Mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm (2016 - 2020); Định hướng tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; Phương hướng, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường. Về văn hóa, xã hội, đổi mới, tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về giáo dục, đào tạo; phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, nhất là nhân cách, môi trường văn hóa, gắn chặt văn hóa với kinh tế, chính trị; về quản lý phát triển xã hội; các chính sách bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; về đối ngoại và hội nhập quốc tế. Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, quyền con người gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị. Đánh giá công tác xây dựng Đảng trong 5 năm qua, nhất là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Sáu nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện tốt trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, v.v…

Đối với dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, tập trung thảo luận, góp ý các vấn đề: Dự báo tình hình thế giới, khu vực và đất nước ta trước và sau Đại hội XI.

Đánh giá nỗ lực, kết quả đạt được, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, tìm nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan. Về các quan điểm phát triển, tập trung vào các nội dung: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mô hình tăng trưởng; ổn định kinh tế vĩ mô; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa gắn với phát huy quyền làm chủ của người dân. Phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam trước yêu cầu mới. Góp ý về Mục tiêu tổng quát; các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, môi trường. Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, tập trung làm rõ làm thế nào để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo môi trường, tạo động lực, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội; giải pháp đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; chủ trương giải pháp xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đổi mới khoa học công nghệ; phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; giải pháp ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế,v.v…

Để thực hiện có hiệu quả các mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ đã nêu, các cơ quan tham mưu của Đảng bám sát quá trình lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, nhân sỹ, trí thức, nhà khoa học, nhà quản lý; kịp thời động viên, cổ vũ, chỉ đạo việc đóng góp ý kiến xây dựng các dự thảo văn kiện Đại hội XII; đúc rút kinh nghiệm, nhắc nhở những biểu hiện góp ý và tiếp thu góp ý mang tính hình thức, đơn giản, hạn chế cả số lượng, chất lượng, hiệu quả.

Căn cứ sự chỉ đạo, định hướng của các cơ quan có thẩm quyền, các cấp ủy, tổ chức đảng; các ban của Đảng, Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các cơ quan làm công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; các cơ quan báo chí... nghiêm túc xây dựng, nhanh chóng triển khai kế hoạch lấy ý kiến, chọn và giới thiệu ý kiến nhân dân, tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng. Tên gọi của dự thảo Báo cáo chính trị, cũng là chủ đề của Đại hội XII “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, đồng bào ta ở nước ngoài bước vào đợt sinh hoạt chính trị này với niềm tin, trách nhiệm lớn lao, phấn đấu đạt ở mức cao các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.

Theo Báo Đảng Cộng Sản Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Báo Công Thương: Góp ý các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”

Bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

Không tính được đầu ra, sản phẩm giáo dục “ế ẩm”?

Phát huy sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước

Thể chế hóa quyền dân chủ để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng

Vì sao có cán bộ không dám nói 'tiếng dân'

Xây dựng con người - vấn đề quan trọng bậc nhất về văn hóa

Thông tin hội nhập là giải pháp quan trọng

Phát triển kinh tế biển, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo

'Phát huy sức mạnh toàn dân không chỉ kêu gọi, động viên một chiều'

Coi trọng, đổi mới công tác dân tộc

Cần có chiến lược cải thiện tầm vóc và thể trạng người Việt Nam

"Trẻ hóa cán bộ là cần thiết nhưng Đức-Tài quan trọng hơn hết"

Vấn đề then chốt trong công cuộc đổi mới

Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Tập trung trí tuệ, tâm huyết, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện quan trọng của Đảng

Vấn đề nhân sự trong xây dựng Đảng

Văn hóa - Nhân tố đảm bảo cho phát triển bền vững