Chủ nhật 24/11/2024 10:05

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái tăng 24%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái đạt 2,428 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023, tính từ đầu năm đến 16/8/2024.

This browser does not support the video element.

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc

Thống kê mới nhất từ Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh), từ đầu năm đến 16/8/2024, Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) đã làm thủ tục hải quan cho 56.120 tờ khai, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái đạt 2,428 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu đạt 1.509,8 triệu USD và nhập khẩu đạt 918,5 triệu USD.

Tổng số doanh nghiệp làm thủ tục là 1.071 doanh nghiệp (259 doanh nghiệp trong tỉnh và 812 doanh nghiệp ngoài tỉnh), tăng 256 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh)

Thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, để gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Móng Cái, thời gian qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái đặc biệt chú trọng đến công tác đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi thúc đẩy cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Cụ thể, Chi cục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ hỗ trợ doanh nghiệp (do lãnh đạo Chi cục làm Tổ trưởng) hướng dẫn doanh nghiệp theo từng nhóm doanh nghiệp và phân công chăm sóc, hỗ trợ doanh nghiệp xuyên suốt, liên tục, hiệu quả.

Đồng thời, bố trí cán bộ có năng lực nghiên cứu những vấn đề mới phát sinh, văn bản mới có liên quan và tiếp cận, hỗ trợ, giải đáp kịp thời kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp; nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật, quy trình thủ tục tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn.

Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái cũng đẩy mạnh các hoạt động cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, chuyển đổi số nhằm tạo môi trường xuất nhập khẩu thuận lợi cho doanh nghiệp như: Duy trì và vận hành hiệu quả hệ thống VNACCS/VCIS với trên 20 phần mềm vệ tinh hỗ trợ, cơ chế một cửa Quốc gia, Hệ thống dịch vụ công trực tuyến và thực hiện dịch vụ nộp thuế điện tử 24/7; Duy trì triển khai Hệ thống đánh giá chất lượng phục vụ của công chức hải quan với trên 99% doanh nghiệp đánh giá ở mức Rất hài lòng. Qua đó, góp phần tích cực tạo môi trường XNK minh bạch, an toàn, thu hút doanh nghiệp tham gia làm thủ tục hải quan qua địa bàn.

Đầu tư mạnh cho hạ tầng cửa khẩu

Hiện nay, Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Móng Cái có diện tích lớn nhất, hội tụ đầy đủ các tiềm năng phát triển, đặc biệt là trong kinh tế biên mậu. Để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt hiệu quả cao, thời gian qua, TP. Móng Cái đã chỉ đạo các ngành chủ động nắm tình hình, đẩy mạnh cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực… Nhờ đó, những khó khăn, vướng mắc phát sinh của doanh nghiệp luôn được tháo gỡ kịp thời, lực lượng chức năng tại cửa khẩu thường trực 24/7 để đảm bảo sắp xếp, điều tiết phương tiện vận tải xuất nhập khẩu thông suốt, không để ùn tắc tại cửa khẩu Bắc Luân 2, cầu phao tạm Km3+4...

Thành phố Móng Cái cũng thường xuyên chủ động tham mưu, đề xuất các chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, khai thác dịch vụ hạ tầng kho bãi, bốc xếp, vận chuyển, du lịch trong khu vực cửa khẩu, góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cửa khẩu, nâng cấp chất lượng các dịch vụ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trên địa bàn.

Đơn cử như: Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật dịch vụ thương mại Trạm Kiểm soát liên ngành cầu Bắc Luân 2 gắn với khu dịch vụ thương mại. Hiện giai đoạn 1 Dự án gồm các hạng mục như: Bãi đỗ xe du lịch, khu nhà dịch vụ... đã cơ bản hoàn thành và đang tiếp tục hoàn thiện các hạng mục bãi kiểm tra hàng hóa, hệ thống hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước... TP. Móng Cái phấn đấu sớm đưa dự án vào vận hành nhằm mang lại hiệu quả xuất nhập khẩu khả quan.

Thời gian qua, thành phố đã chỉ đạo triển khai, quan tâm đầu tư các dự án trong chuỗi logictics, đến nay các dự án đã cơ bản phát huy công năng, đáp ứng các hoạt động trong chuỗi logictics bảo quản hàng hóa, phục vụ tốt cho việc thông quan hàng hóa. Thời gian tới, địa phương sẽ triển khai Cảng Vạn Ninh, dự kiến giai đoạn 1 sẽ hoàn thành, vận hành vào cuối năm 2024. Đây là 1 trong những dự án có thể thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa trên cảng biển, cùng với đường bộ, góp phần tăng sản lượng hàng hóa thông quan qua Móng Cái.

Ðầu năm 2024, tại cuộc làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), hai bên đã thống nhất đi sâu hợp tác trong các lĩnh vực trọng điểm một cách thực chất hơn; hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa; hợp tác chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng qua biên giới; tích cực thúc đẩy mở mới, nâng cấp cửa khẩu biên giới, xây dựng cầu Bắc Luân III và hướng đến xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối giao thông đường sắt, đường cao tốc mỗi bên.

Thời gian tới, Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái sẽ tiếp tục chủ động rà soát các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan nói chung, đặc biệt là thủ tục liên quan đến kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá nhập khẩu để đề xuất cắt giảm, sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, duy trì hợp tác với Hải quan Đông Hưng (Trung Quốc) trong khuôn khổ quy định để tạo thuận lợi thúc đẩy giao thương giữa hai bên; duy trì theo dõi, cập nhật thông tin về danh sách doanh nghiệp thành viên tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật Hải quan; tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro, kiểm soát hải quan; kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới… Qua đó góp phần tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, minh bạch cho doanh nghiệp.

Với những lợi thế và tiềm năng của mình, thành phố Móng Cái đang tiếp tục nỗ lực hướng đến mục tiêu trở thành khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia và là trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu, công nghiệp, cảng biển, logistics, dịch vụ tổng hợp của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng