Thứ tư 25/12/2024 01:26

Xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cảng biển giảm tốc

Dù ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ song tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa đầu năm nay qua các cảng biển lại giảm tốc.

Theo số liệu thống kê từ Cục Hàng hải Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt gần 371 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021. Dù ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ song tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa đầu năm nay lại giảm so với 6 tháng năm 2021.

Đáng lưu ý, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong những tháng đầu năm hầu hết tại các khu vực cảng biển giảm, như: Khu vực Bình Thuận giảm 22%, khu vực Cần Thơ giảm 24%; Kiên Giang giảm 16%; khu vực cảng biển lớn như Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh đều ghi nhận mức giảm 3-8% so với cùng kỳ (trong đó TP. Hồ Chí Minh đạt 67,212 triệu tấn, giảm 8%; Vũng Tàu giảm 3% so với cùng kỳ).

Chỉ vài khu vực có khối lượng hàng hoá tăng như Quảng Ninh, An Giang tăng 218%; Quảng Trị tăng 20%; Đồng Nai tăng 32% chủ yếu là hàng khô và hàng tổng hợp; Đồng Tháp tăng 9%, Quảng Nam tăng 16%.

Nguyên do được xác định bởi diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, sự tăng giá nguyên vật liệu, nhiên liệu đầu vào của sản xuất đang tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải, kéo theo lượng hàng hóa thông qua cảng biển không đạt kỳ vọng.

Mặt khác, đa số cảng biển ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng trong nửa đầu năm 2022, song mức tăng phân hóa. SSI Research dự báo, lợi nhuận ngành cảng có thể tăng trưởng khả quan trong nửa cuối năm 2022 và cả năm 2023.

Vận tải container được dự báo gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn tiếp diễn trong năm 2022. Tình trạng tắc nghẽn tại các cảng Mỹ và châu Âu chưa thể khắc phục trước năm 2023 do tắc nghẽn vẫn diễn ra trong nhiều khâu của chuỗi cung ứng, bao gồm thiếu cầu cảng, thiếu xe tải, nhà kho và cả nhân công.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cảng cần thời gian để thích ứng với các tàu mới đóng có kích thước lớn hơn trước khi tình trạng tắc nghẽn được giải quyết. Việc luân chuyển hàng hóa toàn cầu phụ thuộc lớn vào Trung Quốc và chiến lược “Zero Covid” của nước này. Do đó nhiều khả năng tình trạng tắc nghẽn sẽ dần cải thiện vào nửa cuối năm 2023.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025