Thứ ba 26/11/2024 04:34

Xuất nhập khẩu bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng mới

Xuất nhập khẩu của Việt Nam 5 tháng đầu năm đã tìm lại đà tăng trưởng báo hiệu những sự hồi phục mới đáng khích lệ cho quý II/2023.

Những số liệu mới nhất liên quan đến tình hình xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2023 cho thấy không chỉ có những khởi sắc ở lĩnh vực trọng yếu mang tính động lực này của nền kinh tế mà còn cho thấy những tín hiệu xoay chiều theo hướng tích cực trong các tháng tới đây.

Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 năm 2023 ước đạt 55,86 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng 4. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 126,37 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,95 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,42 tỷ USD.

Đặc biệt nền kinh tế đã có mức xuất siêu lớn với con số 9,8 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,24 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8,76 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,56 tỷ USD.

Ảnh minh hoạ

Hoạt động xúc tiến thương mại được Bộ Công Thươngcùng các bộ ngành và địa thúc đẩy mạnh mẽ nên dù thương mại toàn cầu tăng chậm lại, xuất nhập khẩu trong nước đã tăng trở lại cho dẫu mức độ còn có những khiêm tốn nhất định.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đã trở lại bình thường, tổ chức các hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Xuất nhập khẩu tác động trực tiếp tới công ăn việc làm, an sinh xã hội và thu ngân sách. Do đó, những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì được động lực sản xuất, xuất khẩu là một trong những trọng tâm được Bộ Công Thương tập trung thực hiện để bảo đảm tăng trưởng của cả nền kinh tế trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã và đang có những động thái giúp doanh nghiệp tận dụng tốt những hiệp định thương mại tự dođã ký kết cũng như đẩy mạnh đàm phán, ký kết thêm các hiệp định mới. Mới nhất là việc khởi động đàm phán với FTA với UAE sẽ chính thức được triển khai trong tuần tới.

Ở một góc độ khác, nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị Việt Nam cần có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ hơn, thậm chí triển khai cần triển khai chính sách “ngoại giao đơn hàng” như đã từng làm “ngoại giao vaccine” từng rất kịp thời và thành công nhằm hướng tới việc tháo gỡ mạnh mẽ và hiệu quả những ách tắc đầu ra xuất khẩu.

Về dài hạn, xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn được nhìn nhận tích cực. Báo cáo nghiên cứu “Tương lai của thương mại: Những cơ hội mới cho các hành lang tăng trưởng cao” của ngân hàng Standard Chartered vừa nhận định, Việt Nam sẽ là một trong những nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng thương mại toàn cầu. Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến đạt 618 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 5%.

Nhu cầu ngày một gia tăng của thế giới đối với các sản phẩm điện tử, hoạt động đầu tư và các sáng kiến về phát triển bền vững sẽ thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam”, báo cáo của Standard Chartered viết.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo