Thứ tư 20/11/2024 05:27
Lạng Sơn:

Xuất khẩu vải thiều qua các cửa khẩu nhanh gọn

Những năm qua, sản lượng vải thiều xuất khẩu qua các cửa khẩu ở tỉnh Lạng Sơn chiếm khoảng 2/3 tổng sản lượng vải thiều xuất khẩu của toàn quốc. Năm nay, để trái vải xuất khẩu qua các cửa khẩu diễn ra nhanh chóng, thuận lợi nhất, Lạng Sơn đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Tại cửa khẩu Tân Thanh, vải thiều được các lực lượng chức năng tạo thuận lợi để thông quan nhanh nhất. Hải quan chỉ kiểm tra thông qua hệ thống tờ khai điện tử và chỉ cần có chứng nhận của cơ quan kiểm dịch thực vật là làm thủ tục cho phép thông quan. Do đó, thời gian thông quan một xe chở vải thiều chỉ mất không quá 2 phút. Những xe chở vải quả cũng được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tân Thanh hướng dẫn, phân luồng và xuất khẩu qua cửa khẩu sang Trung Quốc nhanh chóng, thuận lợi. Thậm chí, các đơn vị liên quan còn chủ động phân luồng xe, ưu tiên xe chở vải thiều đi trước, đi qua một luồng riêng. Do đó, xe chở vải thiều qua cửa khẩu không xảy ra ùn tắc.

Ưu tiên thông quan nhanh, vải thiều xuất khẩu thuận lợi

Ngoài ra, cơ quan chức năng của tỉnh và tại các cửa khẩu có vải thiều xuất khẩu qua đã chủ động phối hợp với lực lượng liên quan phía Trung Quốc tạo thuận lợi tối đa cho vải thiều thông quan. Theo đó sẽ kéo dài thời gian thông quan (có thể đến 21 giờ hằng ngày) và làm việc cả ngày nghỉ, không để xe chở vải thiều nào không được thông quan trong ngày.

Với nhiệm vụ quản lý, nắm bắt một số hoạt động tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, thời điểm này, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chỉ đạo các Trung tâm quản lý cửa khẩu chủ động hội đàm với các cơ quan liên quan phía Trung Quốc để có thể xử lý, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình giao thương mặt hàng vải thiều giữa hai bên.

Thông tin từ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII, vụ vải thiều năm nay, phía Trung Quốc kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định về bao bì, tem nhãn truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm quả vải thiều tươi. Đặc biệt, doanh nghiệp nhập khẩu vải thiều phía Trung Quốc rất chú trọng đến chất lượng vải quả qua việc chỉ nhập khẩu những lô hàng vải thiều bảo đảm đóng gói đúng quy cách, trong đó vải thiều không được để lá (lo ngại một số loại vi khuẩn vẫn tồn tại trên lá), cuống vải quả phải cắt gọn và chỉ để dài tối đa 15cm.

Những năm qua, các tỉnh trồng vải thiều lớn, nhất là Bắc Giang đã chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước khác, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ quan trọng. Thực tế, các doanh nghiệp nhập khẩu vải thiều phía Trung Quốc năm nay không còn “dễ tính” như những năm trước. Minh chứng rõ nhất là ngay từ đầu vụ thu hoạch, phía doanh nghiệp nước bạn đã đến các vùng vải để khảo sát, đặt hàng và cung cấp trước số lượng lớn thùng xốp, tem nhãn để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện dán tem, đóng thùng trước khi làm thủ tục qua cửa khẩu. Mặc dù vậy, thực tế vụ vải này cũng đã có doanh nghiệp xuất khẩu vải đã thực hiện thông quan sang phía Trung Quốc nhưng lại phải “tái nhập” vì chưa đáp ứng đủ những điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng do phía bạn yêu cầu.

Để vải thiều xuất khẩu thuận lợi cũng như bán được giá cao, các cơ quan quản lý một lần nữa khuyến cáo người trồng vải và các doanh nghiệp phải tuân theo tiêu chuẩn, quy định về chất lượng hàng hoa quả tươi, trong đó có vải thiều.

Giáng My
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ Nậm Kéng

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số