Thứ sáu 29/11/2024 05:30

Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ kỳ vọng phục hồi nửa cuối năm 2023

Khi lượng tồn kho giảm dần và nhu cầu tiêu thụ cao dịp cuối năm, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ kỳ vọng sẽ phục hồi nửa cuối năm 2023 này.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hòa Kỳ 5 tháng đầu năm 2023 giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm 2022, đạt 563 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2023

Tất cả các phân khúc ngành hàng chính đều bị sụt giảm mạnh từ 30 – 60%. Trong đó, 2 mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra, giảm sâu nhất, lần lượt thấp hơn 42% và 62% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, nhìn nhận doanh số xuất khẩu từng tháng, VASEP nhận định, thị trường này đang có tín hiệu tốt dần lên.

“Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ trong tháng 5 đạt 151 triệu USD, mức cao nhất kể từ đầu năm tới nay. Tuy vẫn còn tăng trưởng âm 39% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây cũng là mức sụt giảm nhẹ nhất so với các tháng trước. Trong đó, tôm đạt 68 triệu USD, cá tra đạt 33 triệu USD, con số này đều có sự bứt phá so với những tháng trước”, VASEP nhận định.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tính đến hết tháng 4/2023, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 924 nghìn tấn thủy sản các loại, trị giá trên 8 tỷ USD, giảm 12% về lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. So với các nước xuất khẩu hàng đầu sang thị trường này, Việt Nam là nước có mức sụt giảm sâu nhất.

Riêng mặt hàng tôm, Hoa Kỳ cũng giảm 12% khối lượng nhập khẩu và giá trị giảm 29%. Trong đó, riêng Ấn Độ chiếm thị phần chi phối 35% và Ecuador chiếm 22%, trong khi Việt Nam chỉ còn chiếm 7%.

Trong số các sản phẩm cá đông lạnh nhập khẩu vào Hoa Kỳ, cá tra phile từ Việt Nam là mặt hàng giảm sâu nhất, trong khi nhập khẩu cá tuyết cod vào Mỹ tăng mạnh 37% về khối lượng và 64% về giá trị.

Ngoài yếu tố lạm phát khiến nhu cầu tiêu thụ ở Hoa Kỳ giảm thì vấn đề tồn kho lớn, khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này chìm trong tăng trưởng âm.

“Giá sản phẩm từ hàng tồn bán ra chắc chắn giảm khiến cho giá hàng nhập khẩu mới bị cạnh tranh và dìm giá, đó cũng là một nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh”, VASEP đánh giá và nhận định, có thể trong những tháng tới, khi lượng tồn kho giảm dần và vào mùa nhu cầu tiêu thụ cao dịp cuối năm, khi đó các nhà nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ sẽ lấy lại tiến độ đặt hàng từ Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Tin cùng chuyên mục

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm