Thứ sáu 29/11/2024 09:20

Xuất khẩu thủy sản đang có dấu hiệu phục hồi

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9 năm 2020 đạt 820 triệu USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,03 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giảm này cho thấy, xuất khẩu thủy sản đang có dấu hiệu phục hồi trong khi quý I có mức giảm 14% và quý II giảm gần 9%.

Chế biến sản phẩm cá ngừ đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong số các sản phẩm xuất khẩu chính, chỉ có tôm có mức tăng trưởng xuất khẩu khả quan trong 9 tháng, đặc biệt là 6 tháng gần đây. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm tỷ trọng chi phối, hơn 44% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam; trong khi cá tra liên tục sụt giảm xuất khẩu dẫn đến chỉ chiếm 17,6%. Xuất khẩu các mặt hàng hải sản đều sụt giảm, tuy nhiên tỷ trọng của hải sản trong tổng giá trị xuất khẩu vẫn tương đương cùng kỳ năm ngoái, với mức 38%. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang EU tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ 2019. Điều đó phản ánh tác động tích cực của Hiệp định trong việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản được ưu đãi thuế 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong đó thay đổi rõ rệt và tích cực nhất là tôm, mực, bạch tuộc.

Tuy nhiên, để tận dụng được ưu đãi thuế quan, các doanh nghiệp cần có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đạt tiêu chuẩn và tuân thủ quy định của thị trường EU. Điều quan trọng là doanh nghiệp biết tận dụng hiệu quả và linh hoạt và trung thực quy tắc xuất xứ của Hiệp định. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng thực hiện và đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về lao động và môi trường trong hiệp định, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững.

Cấp đông sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tỉnh Cà Mau. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang kỳ vọng vào Hiệp định EVFTA sẽ tạo đòn bẩy xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang EU trong những tháng cuối năm, nhất là các sản phẩm tôm đông lạnh, cá ngừ đông lạnh, mực, bạch tuộc đông lạnh và chế biến khi thuế về 0%.

Với thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất nhập khẩu thủy sản Việt Nam, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này trong những tháng cuối năm 2020 tiếp tục tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng vào dịp lễ, tết cuối năm. Tại thị trường trong nước, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 9 ổn định, dao động quanh mức từ 17.500 - 18.000 đồng/kg đối với cá tra loại I từ 700- 900g/con. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đang hy vọng sẽ có bước phục hồi sớm tại thị trường EU nhờ Hiệp định EVFTA. Giá tôm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã nhích trở lại trong tháng 9, thị trường xuất khẩu tôm cũng đã xuất hiện những tín hiệu khởi sắc. Tại Bạc Liêu, tôm sú ướp đá cỡ 20 con/kg giữ giá 190.000 đồng/kg, cỡ 30 con/kg tăng 10.000 đồng/kg lên 160.000 đồng/kg, cỡ 40 con/kg tăng 10.000 đồng/kg lên 140.000 đồng/kg. Giá tôm thẻ cỡ lớn cũng tăng 10.000-15.000, giúp cải thiện đáng kể mức lợi nhuận của người nuôi tôm. Tuy nhiên, tôm thẻ cỡ nhỏ 60 – 100 con/kg không tăng và hiện có giá khá thấp do sức tiêu thụ từ thị trường Trung Quốc giảm mạnh vì ảnh hưởng dịch COVID-19 và tình trạng thiên tai, bão lũ như: cỡ 60 con/kg là 95.000 đồng/kg; cỡ 100 con/kg là từ 70.000 – 72.000 đồng/kg.

baotintuc.vn

Tin cùng chuyên mục

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm