Thứ sáu 04/04/2025 15:04

Xuất khẩu sang Trung Quốc tháng 1 tăng 25,2%

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu chủ lực duy nhất đạt tốc độ tăng trưởng cao trong tháng đầu của năm 2025.

Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, tháng 1/2025, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 4,6 tỷ USD, tăng tới 25,2% so với cùng kỳ năm trước). Xuất khẩu sang Trung Quốc là điểm sáng trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu tới các thị trường chủ lực khác đều giảm (xuất khẩu sang các thị trường như EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc lần lượt giảm là: 12,6%; 14%; 8,9%; 6,9%...).

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hoá lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này ước đạt 11,6 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2024 và chiếm 38,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã cán mốc kỷ lục mới 205 tỷ USD trong năm 2024, trong đó Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này khoảng 144 tỷ USD. Với kết quả này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đầu tiên mà nước ta thiết lập quy mô trên 200 tỷ USD.

Sầu riêng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc (Ảnh: VGP)

Hàng hóa /chu-de/cuc-xuat-nhap-khau.topic giữa hai nước đa dạng, phong phú từ nông sản đến nguyên phụ liệu, hàng điện tử, hàng tiêu dùng…

Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta khi chiếm đến 26% kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2024.

Những năm gần đây, dù bối cảnh thương mại toàn cầu ảm đạm thì tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc vẫn tăng mạnh. Sự hồi phục mạnh mẽ về thương mại hàng hóa từ đầu năm 2024 đã đưa hoạt động xuất nhập khẩu liên tục sôi động, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, máy móc thiết bị từ Trung Quốc tăng mạnh.

Xác định vai trò quan trọng của thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh các giải pháp tăng cường xuất khẩu sang thị trường này. Mới đây nhất, cuối tháng 12/2024, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi - Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia các hoạt động giao thương, quảng bá thương hiệu tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Hoạt động giới thiệu sản phẩm thương hiệu Việt Nam tại Ninh Ba được tổ chức tại Phố đi bộ Nam Đường, thành phố Ninh Ba, với sự tham gia của 15 doanh nghiệp Việt Nam, kết hợp giữa hình thức trưng bày gian hàng và phát trực tiếp để bán sản phẩm. Nhiều sản phẩm đặc trưng như yến sào, cà phê, hạt điều, bánh pía, thực phẩm chế biến, gia vị và nhiều mặt hàng chất lượng cao khác của Việt Nam đã nhận được sự hoan nghênh của đông đảo người tiêu dùng Ninh Ba, Trung Quốc.

Theo Bộ Công Thương, thương mại song phương 2 nước còn nhiều dư địa tăng trưởng, dựa trên nhiều thỏa thuận hợp tác song phương, cũng như các hiệp định thương mại đa phương như: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện toàn diện khu vực (RCEP)…

Ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, năm 2025, hai bên xác định tiếp tục phát huy các lợi thế về vị trí địa lý của quốc gia láng giềng với Trung Quốc; tận dụng, khai thác các ưu đãi trong khuôn khổ hợp tác chung Việt Nam-Trung Quốc như Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (CAFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… Đồng thời tận dụng các cơ chế hợp tác song phương, đa phương để khai thác tiềm năng, nhu cầu của thị trường 1,4 tỷ dân, gia tăng kim ngạch thương mại giữa hai bên.

Sắp tới, khi Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) được nâng cấp sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đầu tư, thương mại giữa hai bên.
Lan Phương

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA