Chủ nhật 22/12/2024 20:01

Xuất khẩu rau quả, đích đến 7 tỷ USD đang rất gần

Lô chanh leo đầu tiên đã được xuất khẩu sang Australia; lô dừa tươi đầu tiên đã xuất khẩu sang Trung Quốc. Đích đến 7 tỷ USD của rau quả Việt đang đến rất gần.

Tin vui liên tiếp đối với trái cây Việt

Ngày 19/10, Blue Ocean JSC, thành viên của Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group), chính thức khai trương nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng và tổ chức nghi thức xuất lô hàng trái chanh leo đầu tiên sang thị trường Australia.

Trái chanh leo được chọn kỹ lưỡng để bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Australia. Ảnh: Báo Nhân dân

Ông Phan Quốc Nam - Giám đốc kinh doanh Blue Ocean JSC - cho biết, với hơn 1,5 tấn chanh leo được xuất sang thị trường Australia lần này đã đánh dấu Blue Ocean JSC là đơn vị Việt Nam đầu tiên xuất khẩu trái chanh leo sang thị trường Australia.

Để trái chanh leo tươi được xuất khẩu sang Australia, phải xây dựng được vùng trồng, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói do Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt và có sự kiểm tra, giám sát phía đối tác. Đồng thời, khâu sản xuất phải bảo đảm quy trình, quy chuẩn, tuân thủ các yêu cầu về an ninh sinh học.

Trước đó, ngày 15/10, một xe hàng bảo quản lạnh, chở 2.700 quả dừa tươi Việt Nam, đã thông quan và nhập cảnh thuận lợi qua cửa khẩu Hà Khẩu ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), giáp với cửa khẩu Lào Cai (Việt Nam). Lô hàng dừa tươi này có tổng trọng lượng 21,6 tấn, trị giá 110.000 Nhân dân tệ (khoảng 15.000 USD), là lô hàng dừa tươi Việt Nam đầu tiên nhập khẩu bằng đường bộ vào Trung Quốc.

Trước đó, ngày 15/10, một lô hàng dừa tươi Việt Nam, với trọng lượng 22,4 tấn, trị giá 98.000 Nhân dân tệ (khoảng 14.000 USD) đã được vận chuyển đến cửa khẩu Hữu Nghị Quan thuộc thành phố Bằng Tường, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, cũng đã thông quan vào thị trường Trung Quốc, sau khi được kiểm tra đạt yêu cầu. Đây là lần đầu tiên dừa tươi Việt Nam được thông quan qua cửa khẩu Quảng Tây vào Trung Quốc sau khi được cơ quan chức năng nước này cấp phép mở cửa thị trường từ tháng 8 vừa qua.

Các lô hàng dừa tươi Việt Nam đầu tiên xuất sang thị trường Trung Quốc đều có nguồn gốc từ Bến Tre. Đây là thành quả mới nhất của hai nước trong việc thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng nông sản chất lượng cao, đi sâu hợp tác thương mại, nhằm thực hiện tinh thần các Tuyên bố chung đạt được giữa hai bên thời gian qua.

Nhân viên hải quan ở Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc kiểm tra lô dừa tươi nhập khẩu đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Chinanews

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới. Tháng 9/2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 917,25 triệu USD, tăng 8,7% so với tháng trước và tăng 37,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt 5,64 tỷ USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là giá trị kim ngạch ở mức cao nhất từ trước đến nay của ngành rau quả Việt Nam. Ngoài quả sầu riêng liên tục bứt phá thì chuối, dừa, thanh long và xoài là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục.

Xuất khẩu khả năng vượt đích

Đáng nói, 9 tháng năm 2024 sản xuất nông nghiệp nói chung đối mặt nhiều khó khăn, trong đó, bão số 3 đã làm cho nhiều nhà máy bị thiệt hại vùng nguyên liệu, tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành hàng này đều ghi nhận sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

Bà Ngô Thị Thu Hồng – Tổng giám đốc Công ty CP Ameii Việt Nam – chia sẻ, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nên toàn bộ vùng nguyên liệu của doanh nghiệp bị mất hết. Hiện doanh nghiệp đang chuyển sang thu mua nguyên liệu tại những địa phương không bị ảnh hưởng của bão. Do đó, kết thúc 9 tháng, xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Là doanh nghiệp xuất khẩu trái cây đến các thị trường lớn, ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng giám đốc Công ty Vina T&T – cho biết, đơn hàng của doanh nghiệp có liên tục và mang tính ổn định rất cao. Kết quả thu được là từ việc doanh nghiệp liên kết với nông dân, vùng trồng và nguồn hàng ổn định, do đó, khi gặp những vấn đề khó khăn Vina T&T vẫn có thể bảo đảm được nguồn cung.

Tháng 8 vừa qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn tất quá trình đàm phán kỹ thuật, chuyển sang thực hiện các thủ tục pháp lý cho phép nhập khẩu chanh leo Việt Nam. Như vậy, Với thị trường Mỹ, Việt Nam đã được phép xuất khẩu 8 loại trái cây gồm thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, bưởi, dừa và sắp tới đây là chanh leo.

Sau nỗ lực đàm phán, mở cửa thị trường, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Australia, đến nay, với thị trường Australia, Việt Nam đã được phép xuất khẩu chính ngạch xoài, nhãn, vải thiều và thanh long, chanh leo.

Với thị trường Trung Quốc, hiện Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch được 12 loại trái cây gồm: Sầu riêng, thanh long, chuối, xoài, mít, vải, nhãn, chôm chôm, măng cụt, vú sữa, dừa, chanh leo.

Ông Hoàng Trung – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – nhấn mạnh, chúng ta cần tiếp cận mọi cơ hội để mở rộng thị trường. Theo đó, với những thị trường nào đã mở cửa được thì cần duy trì và mở rộng thị phần ở đó. Đồng thời, đẩy nhanh công tác mở cửa thị trường đối với một số loại trái cây mà Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu.

Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Trung, khi trái cây đã vào được thị trường Mỹ, chúng ta không ngại bất kỳ thị trường nào. Hiện các thị trường khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), New Zealand, Australia, EU…có nhu cầu về sản phẩm gì, chúng ta đều có thể đáp ứng được.

Dự báo xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng cuối năm nhờ yếu tố mùa vụ. Bên cạnh đó, rau quả của Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế tại các thị trường như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc… Đặc biệt, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưa chuộng sầu riêng, chuối, vải, nhãn, mít, xoài, dưa hấu của Việt Nam, nhờ chất lượng và hương vị đặc trưng của trái cây nhiệt đới.

This browser does not support the video element.

2023 được coi là năm kỷ lục của ngành hàng rau quả khi kim ngạch xuất khẩu đạt 5,69 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm trước. Từ những tín hiệu tích cực của thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, năm 2024, ngành hàng rau quả tiếp tục đón nhận những kỷ lục mới, tăng trưởng ở mức 15 - 20% so với năm 2023, tương đương 6,5 - 7 tỷ USD nếu tận dụng tốt thời cơ...

Và với những diễn biến lạc quan từ thị trường cũng như kết quả đạt được đến hết quý III/2024, các chuyên gia nhận định, xuất khẩu rau quả cả năm 2024 sẽ đạt và vượt con số 7 tỷ USD, vượt mục tiêu đã đề ra.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển