Xuất khẩu nông sản sang EU: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

EU là thị trường lớn của nông sản Việt Nam. Thời gian vừa qua, các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của EU đã thay đổi và được cập nhật thường xuyên. Do đó, các doanh nghiệp cần cập nhật kiến thức về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nắm bắt và tận dụng được các lợi thế về mặt phi thuế quan, đặc biệt là hiểu biết về các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm kiểm dịch động thực vật (SPS).
Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Doanh nghiệp tránh những lỗi cơ bản Nông sản Việt Nam “được lòng” thị trường EU

Rào cản kỹ thuật ngày càng tăng

Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến "Phổ biến các quy định và cam kết về SPS trong Hiệp định EVFTA" diễn ra sáng ngày 1/12, Th.S Trần Thùy Dung - Văn phòng SPS Việt Nam - cho biết: theo EVFTA, Chương 2, Phụ lục 2-A, EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan (HNTQ) cho Việt Nam đối với gạo với lượng hạn ngạch là 80.000 tấn/năm đối với gạo xay xát và gạo thơm với mức thuế 0%. Riêng mặt hàng tấm sẽ không còn hạn ngạch nữa và sẽ xóa bỏ thuế trong 5 năm.

Những lượng hạn ngạch thuế quan dành cho gạo có xuất xứ Việt Nam sẽ được mở hàng năm. Các lô hàng gạo thơm khi xuất khẩu vào thị trường EU, để được hưởng thuế suất 0% theo hạn ngạch, phải có giấy chứng nhận đúng chủng loại (authenticity certificate) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các chủng loại gạo được nêu ở trên. Doanh nghiệp cần cung cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ khi làm thủ tục hải quan.

Đối với hạn ngạch cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU như sau: Trứng gia cầm có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 208,334 tấn và hạn ngạch mỗi năm 500 tấn; tỏi có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 167,668 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 400 tấn; ngô có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 2.083,334 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 5.000 tấn; bột sắn có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 12.500 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 30.000 tấn; cá ngừ có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 4.791,668 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 11.500 tấn;…

xuat-khau-nong-san-bai-toan-gia-tang-gia-tri
Chế biến sâu để tăng giá trị xuất khẩu nông sản

Cung cấp thông tin kịp thời đến các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam về cam kết SPS trong Hiệp định EVFTA yêu cầu của thị trường EU và một số thị trường nhập khẩu nông sản và thủy sản từ Việt Nam trong tình hình mới, theo bà Trần Thùy Dung, trước năm 1993, EU cho phép hơn 1.100 loại hoạt chất bảo vệ thực vật được phép hoạt động tại EU, sau đó EU liên tục thay đổi, rà soát lại. Tới thời điểm tháng 1/2021, chỉ có 520 loại đã được phê duyệt và cấp phép.

Đối với các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, chưa từng xuất hiện tại EU hoặc chưa đánh giá xong rủi ro, EU quy định mức cho phép mức dư lượng tối đa trên hàng nhập khẩu. “Trong năm 2020, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được hơn 100 thông báo về dự thảo thay đổi các mức dư lượng của EU. Việc thay đổi này, doanh nghiệp cần lưu ý để điều chỉnh quá trình cách ly sau khi phun thuốc nhằm đảm bảo mức dư lượng phù hợp với tiêu chuẩn mà phía EU đưa ra”, bà Trần Thùy Dung khuyến nghị.

Về mức dư lượng tối đa (MRL), EU hoàn toàn làm theo “Thực hành nông nghiệp tốt” (GAP). GAP là thực hành nông nghiệp được phép thực hiện để phòng trừ dịch hại và được định nghĩa như sau (với cây trồng cụ thể): dạng thuốc, cách thức sử dụng, liều sử dụng, số lần sử dụng, thời gian cách ly (PHI). Doanh nghiệp cần lưu ý khi thay đổi các mức dư lượng MRL thì cần quay lại xem xét tiêu chuẩn GAP áp dụng cho sản phẩm đó là gì để thay đổi số lần sử dụng, liều sử dụng, thời gian sử dụng….

Ông Nguyễn Mạnh Hiểu- Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch- cho biết: EU đang nhập khẩu 35 tỷ Eur/năm rau quả toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 27 trong số các nước xuất khẩu rau quả vào EU với thị phần khiêm tốn 1%. Riêng sản phẩm chanh leo, EU chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam. Muốn thâm nhập được vào thị trường EU thì phải có sản phẩm tốt, công nghệ bảo quản, vận chuyển tốt; kiểm soát mã vùng trồng tốt. EU quan tâm tới sản xuất theo GlobalGAP và việc vận hành sản xuất GlobalGAP rất khó với bà con nông dân. Không chỉ trong sản xuất, quy trình thu hái, sơ chế, đóng gói, bảo quản, xử lý kiểm dịch cho đến xuất khẩu phải được kiểm soát chặt chẽ. Xưởng sơ chế đảm bảo được tiêu chuẩn EU. “EU kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chặt chẽ nên sản lượng để xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp. Nhưng đây là thị trường lớn, đầy tiềm năng cho rau quả Việt Nam”, ông Nguyễn Mạnh Hiểu thông tin thêm.

Thay đổi nhận thức, thích ứng với yêu cầu thị trường

Hiện vẫn còn nhiều thách thức với thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam. Cụ thể, ngành nông nghiệp chủ yếu vẫn sản xuất nhỏ, phân tán; nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh; phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu nông sản với các nước khác; gia tăng bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn về chất lượng, ATTP, truy suất nguồn gốc,....); dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam; FTAs, CPTPP, EVFTA, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến cả khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; xu thế sử dụng sản phẩm an toàn, sản phẩm xanh và giảm phát thải khí nhà kính.

Ông Nguyễn Đắc Bình Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển vùng, (Bộ Khoa học Công nghệ)- lưu ý, nhà sản xuất cần tìm hiểu rõ yêu cầu truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, quy trình liên quan để phát triển thị trường. EU yêu cầu lớn truy xuất sản phẩm hàng hoá. Sản xuất hàng hóa nhưng phải xác định nội hàm của hàng hóa. Sản xuất hàng hóa phải có tiêu chuẩn, quy chuẩn, số lượng đủ lớn mới thành hàng hóa. Sản xuất 100ha, trồng nhiều giống lúa khác nhau thì chưa thể là hàng hóa được.

Để thích ứng với các quy định của EU, ông Ngô Xuân Nam- Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam- cho rằng, đơn vị sản xuất phải thay đổi nhận thức về an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng hàng nông sản; nâng cao trình độ chuyên môn cho các đối tượng có liên quan. “Khi xuất khẩu vào EU bắt buộc phải tìm hiểu và thực hiện các quy định của họ. Các quy định thay đổi và cập nhật thường xuyên, điều này không riêng EU mà các thị trường đều liên tục có sự thay đổi”, ông Ngô Xuân Nam nhấn mạnh.

Do đó, nhà sản xuất và doanh nghiệp cần nắm chắc và chấp hành nghiêm quy định và các hướng dẫn liên quan về mã số vùng trồng, bao bì/nhãn mác…; hiểu rõ tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước liên quan đến SPS; đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm đầu ra đúng quy trình canh tác, chế biến/đóng gói/vận chuyển. Cùng với đó, cơ quan quản lý cũng cần xây dựng các chương trình kiểm tra, giám sát nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sản xuất đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Theo ông Lê Thanh Hòa- Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, EU là thị trường lớn nhưng những quy định của thị trường này chủ yếu tập trung về an toàn thực phẩm, không liên quan gì đến việc phải đánh giá rủi ro, mở cửa thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Australia…

Tuy nhiên, yêu cầu của EU là phải đáp ứng được các yêu cầu về mức ô nhiễm vi sinh vật, mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.... Để đáp ứng các quy định của EU đòi hỏi doanh nghiệp phải vượt qua nhiều rào cản về kỹ thuật, đặc biệt, khi EU vừa qua tăng mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa với một số nông sản. “Vừa qua, EU cũng có một số cảnh báo liên quan đến vi phạm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với một số mặt hàng rau quả của Việt Nam. Văn phòng SPS nhận thấy, mặc dù có vi phạm về mức dư lượng nhưng lượng hàng hóa xuất khẩu vào EU thời gian qua đã tăng lên gấp 4-5 lần. Việc vi phạm khó tránh khỏi, nhưng để làm tốt hơn các đơn vị chuyên môn, địa phương cần có hướng dẫn cụ thể hơn để nông dân, doanh nghiệp sản xuất đáp ứng tốt hơn các quy định của thị trường EU”, ông Lê Thanh Hòa cho biết.

Cũng theo ông Lê Thanh Hòa, tất cả các cam kết về cắt giảm thuế, hạn ngạch thuế quan là cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp tận dụng được lợi thế xuất khẩu. Do đó, các địa phương và doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị, nắm bắt tốt các thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm, về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như ô nhiễm vi sinh vật. Mặt khác, việc doanh nghiệp đạt các chứng nhận như GlobalGAP đối với rau quả, hay chứng nhận FSC đối với ngành gỗ… sẽ là chìa khóa hết sức quan trọng để đi được vào thị trường này.

Ngoài ra, EU là thị trường khó tính. Việc sản phẩm gắn với yếu tố môi trường, phát triển bền vững, không sử dụng lao động trẻ em… hay có các chứng nhận nêu trên là điều kiện kiên quyết. Thị trường EU sẵn sàng mua sản phẩm giá cao hơn 25% nếu doanh nghiệp có các chứng nhận này.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.

Tin cùng chuyên mục

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD năm 2024 và đạt 10 tỷ USD thời gian tới.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024 ước đạt 1,1 tỷ USD, lũy kế 10 tháng năm 2024 ước đạt 10,6 tỷ USD.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2024.
Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy ước đạt 51,74 tỷ USD, trong đó, gạo, cà phê, rau quả lập đỉnh lịch sử.
Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2024, không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm đối với nho sữa Trung Quốc nhập khẩu.
Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu.
Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9 năm 2024 với 107 tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững.
Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024, với thị phần chiếm 48,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Ngày 31/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức.
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

9 tháng năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực sang Ả rập Xê út tăng trưởng mạnh, trong đó, rau quả, gạo, hồ tiêu ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 2,39 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 1,54 tỷ USD, tăng 24,73% về lượng, tăng 33,79% về kim ngạch so cùng kỳ.
Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động