Thứ hai 23/12/2024 09:47

Xuất khẩu khởi sắc, giá tôm, cá tra tăng khá ngay đầu năm

Những ngày đầu năm 2024, giá tôm, cá tra thương phẩm tại các tỉnh thành miền Tây đã bắt đầu tăng 6.000 - 15.000 đồng/kg tùy theo kích cỡ.

Giá tôm, cá tra tăng trở lại

Những ngày đầu năm 2024, giá tôm nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ. Theo đó, tại các địa phương như Tiền Giang, Bạc Liêu, Bến Tre… giá tôm thẻ nuôi công nghệ cao có giá từ 170.000 - 175.000 đồng/kg với loại 25 con/kg, 160.000 – 162.000 đồng/kg với loại 30 con/kg, 130.000 – 132.000 đồng/kg loại 40 con/kg, 116.000 – 121.000 đồng/kg loại 50 con/kg. Mức giá này đã tăng 9.000 - 15.000 đồng/kg so tháng trước. Giá tôm sú cũng tăng 6.000 - 10.000 đồng/kg. Với mức tăng này, giá tôm sú đang dao động từ 120.000 - 225.000 đồng/kg tùy cỡ.

Ông Lê Thành Tăng (ngụ tại ấp Kênh Nhiếm, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) cho biết, hiện nay mới vào vụ sản xuất thứ nhất trong năm, sản lượng thu hoạch chưa nhiều trong khi nhu cầu thị trường trong các tháng dịp Tết Nguyên đán tăng mạnh. Đây là một trong những lý do khiến giá tôm nói chung, tôm thẻ nói riêng tăng khá, mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho người nuôi.

Giá tôm nguyên liệu tăng trở lại. Ảnh minh họa

Cùng với tôm, giá cá tra cũng tăng ngay từ những ngày đầu năm. Theo đó, từ ngày mùng 5 Tết, nhiều ngư dân tại các địa phương như Tiền Giang, Đồng Tháp... thu hoạch ao nuôi cá tra theo yêu cầu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản để hoạt động sau Tết. Do nguồn cung ít, khan hàng trong khi nhu cầu cần nguyên liệu cho các nhà máy sau Tết tăng cao nên đầu ra cá tra rất thuận lợi, giá cao.

Theo đó, với cá tra nhỏ (một con dưới 1kg) giá 28.000 đồng/kg, lãi 4.000 đồng/kg. Đây là mức lãi cao nhất trong vòng một năm qua.

Ông Nguyễn Hoàng Thảo - ngư dân tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nuôi cá tra vừa thu hoạch được 300 tấn cá với giá 28.000 đồng/kg. “Lúc này đang thiếu cá do cung không đủ cầu”, ông Thảo phấn khởi nói.

Theo dự đoán của các cơ sở thu mua tôm, cá tra nguyên liệu, giá tôm, cá tra nhiều khả năng sẽ còn tăng trong thời gian tới do nhu cầu phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Xuất khẩu thủy sản phục hồi

Không chỉ thị trường trong nước, những tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu phục hồi so với năm 2023. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 1/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 730 triệu USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gò Đàng cho biết, trong năm 2023, thị trường Mỹ, châu Âu do chịu tác động của lạm phát, nên sức tiêu dùng của khách hàng cũng hạn chế. Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm thị trường có những tín hiệu tích cực, diễn biến thị trường ở một số nước cũng dần ổn định, nhất là thị trường Trung Quốc. Đây cũng là một trong những niềm tin để các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024.

“Diễn biến thị trường xuất khẩu cho thấy 3 tháng gần đây có nhiều dấu hiệu tích cực hơn, nhất là thị trường Trung Quốc, qua đó góp phần đẩy nhu cầu tiêu thụ tăng cao”, ông Đạo nói.

Còn ông Trần Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế Biến XNK Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Baseafood ) nhìn nhận, những động thái tích cực hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ Việt Nam như chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và các địa phương, ban, ngành để gỡ “thẻ vàng” IUU, cùng nhu cầu thị trường vẫn có những dấu hiệu tốt là động lực cho sự phục hồi của ngành thủy sản trong quý II, quý III/2024.

“Việc Trung Quốc cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản khiến các nhà máy Nhật Bản sang các nước lân cận tìm đối tác gia công cũng là cơ hội của Việt Nam. Trong năm 2023, đơn vị đã tăng lượng hàng gia công cho Nhật lên gần 30% và sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong năm 2024”, ông Dũng nói.

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2024, xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tăng 10 – 15% so với năm 2023, đặc biệt là trong 6 tháng cuối năm, khi áp lực lạm phát hạ nhiệt, lượng hàng tồn kho tại các nhà nhập khẩu giảm, giá tôm tăng trở lại.

Nhìn nhận về thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2024, bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông VASEP khuyến cáo, nhu cầu tiêu dùng thủy sản có xu hướng phục hồi nhưng khách hàng vẫn tập trung vào các sản phẩm ở phân khúc hàng giá rẻ hơn như cá hộp, cá nguyên liệu để chế biến cá hộp, cá khô, tép khô…

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp