Chủ nhật 22/12/2024 00:11

Xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2023 chỉ thu về 13,5 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2023 đạt khoảng 13,5 tỷ USD, giảm 15,5% so với năm 2022. Đây là năm giảm sâu nhất và không ghi nhận tăng trưởng.

Thông tin được ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đưa ra tại tọa đàm “Phát triển bền vững và những thách thức đặt ra cho ngành gỗ” do các hiệp hội ngành gỗ tổ chức chiều 21/12.

2023 là năm đầu tiên xuất khẩu gỗ không ghi nhận tăng trưởng

Theo ông Đỗ Xuân Lập, 2023 là một năm thách thức của ngành gỗ Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU giảm mạnh dẫn đến các đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất; một số doanh nghiệp thậm chí phải đóng cửa.

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng của năm 2023 đạt 12,1 tỷ USD, tương đương 82,5% kim ngạch của năm 2022. Nếu đà xuất khẩu giữ ở mức như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2023 sẽ đạt từ 13,5 đến 14 tỷ USD, giảm 15,5% so với năm 2022.

Cũng theo ông Đỗ Xuân Lập, mặc dù thị trường hiện đã có một số dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên theo nhận định của một chuyên gia năm 2024 vẫn tiềm ẩn một số khó khăn cho ngành. Bên cạnh các khó khăn về đầu ra thị trường, ngành đang đối mặt với một số vấn đề thời sự ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững của ngành.

Thứ nhất, các thị trường xuất khẩu lớn ngày càng có các quy định chặt chẽ hơn về tính hợp pháp và bền vững của sản phẩm. Cụ thể, Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) có hiệu lực từ cuối tháng 6/2023 quy định các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo tính hợp pháp và không gây mất rừng.

Thứ hai, yêu cầu cả ở trong nước và tại các thị trường xuất khẩu về mức phát thải carbon thấp trong các hoạt động của toàn chuỗi cung ứng nhằm đạt mục tiêu net zero ngày càng tăng. Sản phẩm có hàm lượng carbon cao sẽ trở nên đắt đỏ và sẽ mất tính cạnh tranh trên thị trường.

Thứ ba, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,5 - 2 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ có nguồn gốc từ các quốc gia nhiệt đới, là gỗ rủi ro về pháp lý, chiếm 30 - 40% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu của cả ngành. Điều này không chỉ tác động tiêu cực tới hình hành của toàn ngành gỗ Việt mà còn làm mất đi cơ hội trong việc sử dụng gỗ nhập khẩu rủi ro thấp và đặc biệt là nguồn gỗ rừng trồng trong nước có nguồn gốc từ hàng triệu nông hộ.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi những vấn đề thời sự trực tiếp ảnh hướng đến tính bền vững của ngành. Đồng thời, cung cấp thông tin cho các bên liên quan, đặc biệt là các thành viên của các hiệp hội, về các quy định mới ở trong nước và các thị trường xuất khẩu về tính hợp pháp và bền vững của sản phẩm gỗ, bao gồm cả quy định về mức phát thải trong sản phẩm. Thảo luận về các thuận lợi và khó khăn của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, bao gồm các doanh nghiệp thành viên hiệp hội, các làng nghề trong việc đáp ứng các quy định này.

Ông Tô Xuân Phúc - Giám đốc điều hành Chương trình Chính sách, Thương mại và Tài chính Lâm nghiệp - Tổ chức Forest Trends cho hay, với thị trường EU, khoảng 77% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU là các mặt hàng thuộc nhóm đồ gỗ (HS 9401 và HS 9403), gần 23% còn lại là các mặt hàng thuộc nhóm gỗ và bán nguyên liệu (HS 44). 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường EU giảm 32% so với cùng kỳ.

Ngày 29/6/2023, Quy định chống phá rừng của EU chính thức có hiệu lực. Quy định mới của thị trường này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam sang thị trường này.

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) cho hay, băn khoăn về quy định mới EUDR không chỉ đến từ các nhà xuất khẩu mà còn đến từ các nhóm khách hàng (người mua hàng của EU).

“Ở góc độ nhà cung cấp nguyên liệu, hiện các quốc gia đang rất khẩn trương chuẩn bị đáp ứng yêu cầu, như nguồn cung nguyên liệu từ thị trường Hoa Kỳ, các nhà cung cấp nguyên liệu rất tự tin trong việc chuẩn bị nguồn hàng”, ông Nguyễn Chánh Phương cho hay.

Những yêu cầu cụ thể của EUDR từ đó đặt ra những thách thức lớn cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Trong đó, việc xây dựng chính sách, hạ tầng thông tin, để từ đó người sản xuất biết số gỗ đó được sản xuất ở khu đất nào, có đáp ứng được yêu cầu của EUDR hay không? Việc nguồn gốc gỗ chứng minh ở Việt Nam đã khó, nhưng việc chứng minh ở nước nhập khẩu còn khó hơn.

Ông Đỗ Xuân Lập nhận định, năm 2024 ngành gỗ vẫn nằm trong thế có nhiều bất ổn, do đó, về tổng thể, dự báo, ngành gỗ có tăng trưởng chậm nhưng không nhiều, khoảng 10 - 12% so với những quý cuối năm 2023. Giải pháp trọng tâm nhất trong năm 2024 đó là tạo ra hình ảnh ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững, dựa trên yếu tố cơ bản là sử dụng gỗ có chứng chỉ và sản phẩm giảm phát thải.

Với những kiến nghị của các chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành tại buổi tọa đàm, hiệp hội sẽ tổng hợp và kiến nghị với cơ quan chức năng để từ đó xây dựng, đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng tốt hơn với các quy định nêu trên và mở rộng thị trường, góp phần phát triển bền vững ngành trong tương lai.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD