Xuất khẩu giày dép sang EU tăng mạnh nhờ EVFTA

Bất chấp nhu cầu tiêu dùng chưa thực sự khởi sắc do ảnh hưởng của dịch bệnh, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng mạnh, kết quả này có được nhờ tác động tích cực từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) đã đi vào thực thi.

Đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ

Sau khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU đã hồi phục đáng kể, bất chấp tình hình dịch bệnh tại thị trường EU vẫn còn phức tạp. Số liệu từ Tổng Cục Hải quan cũng cho thấy, kể từ tháng 8/2020 đến tháng 3/2021 đã có 6 tháng xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng (trừ tháng 2/2021 giảm do nghỉ Tết Nguyên Đán). Đáng nói, so với thời điểm trước đại dịch Covid-19 xảy ra, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng mạnh. Cụ thể, quý I/2021 đã tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2020; trong khi quý I/2020 chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2019 tăng 11,9%.

Về thị trường, giày dép Việt xuất khẩu sang các thị trường trong khối EU đều tăng, thậm chí một số thị trường tăng ở mức 2 con số, như: Bỉ tăng 37,0%, Hà Lan tăng 23,4%, Italia tăng 14,3%, Tây Ban Nha tăng 39,2%...

Một số thương hiệu giày dép Việt đã chinh phục được người tiêu dùng
Xuất khẩu giày dép sang EU tăng mạnh nhờ EVFTA

Kết quả khả quan trên là nhờ các doanh nghiệp sản xuất giày dép trong nước đã đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ và được hưởng ưu đãi thuế quan từ EVFTA. Theo thống kế của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tính từ ngày 1/8/2020 đến ngày 31/12/2020, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU được cấp C/O mẫu EUR.1 là 1,37 tỷ USD. Con số này tăng nhanh trong quý I/2021 với 1,17 tỷ USD, đạt 98,98% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu.

Thực tế, so với các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác Việt Nam đã ký kết, tiêu chí xuất xứ trong EVFTA đối với sản phẩm giày dép (chương 64, ngoại trừ HS 64.06) được coi là chặt hơn khi không cho phép nhập khẩu ngoài khối mũ giày đã gắn với đế lót trong hoặc bộ phận đế khác để sản xuất ra sản phẩm. Đối với bộ phận giày dép (HS 64.06), EVFTA cho phép sử dụng nguyên liệu không xuất xứ từ nhóm HS khác với nhóm HS của sản phẩm.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân- Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam, tiêu chí xuất xứ giày dép trong EVFTA dù khá chặt nhưng giống với tiêu chí xuất xứ trong GSP EU dành cho da giày Việt Nam nên doanh nghiệp đã quen và đáp ứng tốt.

Hơn nữa, lộ trình cắt giảm thuế quan của EU dành cho giày dép Việt Nam khá nhanh và sâu. 100% các dòng hàng giày dép được cắt giảm thuế quan về 0% với lộ trình tối đa 7 năm. Trong đó, một số mặt hàng cơ bản được cắt giảm về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số mặt hàng khác có lộ trình cắt giảm dài hơn nhưng cũng chỉ từ 3-7 năm. Điều này đã giúp nhiều doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam được hưởng thuế 0% (có lợi hơn so với GSP) ngay khi EVFTA có hiệu lực.

Vượt qua thách thức, xuất khẩu bền vững

Dù EVFTA cho phép Việt Nam nhập khẩu một số nguyên liệu ngoài khối để sản xuất giày dép mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ 1 thị trường là rủi ro lớn. Bài học thiếu nguyên phụ liệu cho sản xuất do tắc nghẽn nguồn cung từ thị trường Trung Quốc thời điểm đầu năm 2020 là hồi chuông cảnh báo cho các doanh nghiệp.

Do vậy, theo Cục Xuất nhập khẩu, để tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan trong EVFTA và xuất khẩu bền vững sang khối EU, về phía doanh nghiệp, cần tập trung phát triển cân bằng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước. Doanh nghiệp tham gia các hoạt động tập huấn chuyên sâu để hiểu rõ, hiểu đúng các quy định về quy tắc xuất xứ để tự tin áp dụng. Nắm bắt nhu cầu của từng thị trường trong từng tình hình cụ thể để phát triển và sản xuất các mặt hàng phù hợp.

Trong dài hạn, nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt để đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Do vậy, doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới hoạt động sản xuất theo hướng dịch chuyển từ gia công cắt may lên FOB (mua nguyên liệu- sản xuất- bán thành phẩm) và ODM (thiết kế- sản xuất- bán thành phẩm); đổi mới công nghệ, cắt giảm chi phí sản xuất, cải tiến mẫu mã, đa dạng thị trường; đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên môn giỏi, sáng tạo có khả năng thích ứng với chuyển giao công nghệ.

Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ, các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu. EU đang thắt chặt các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, kiểm soát nguồn nguyên liệu và các chất độc hại với môi trường sinh ra từ quá trình sản xuất. Do vậy, xây dựng hệ thống xử lý chất thải chuyên ngành chung hiện đại, bao gồm cả xử lý chất thải rắn, lỏng và thu phí các doanh nghiệp theo yêu cầu cũng là định hướng các địa phương quan tâm thúc đẩy.

Đối với hoạt động xuất khẩu, các cơ quan liên quan giảm chi phí và thời gian tham gia thị trường cho các nhà đầu tư, sản xuất; thúc đẩy phát triển lĩnh vực dịch vụ logistics cho xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu da giày nói riêng; đơn giản hoá và hiện đại hoá hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.

Cùng đó, các cơ quan liên quan hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các kênh phân phối trực tiếp tại EU; triển khai các hình thức xúc tiến thương mại trực tuyến trong bối cảnh hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống không triển khai được do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lâm Đồng: Công bố mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng khu vực vùng sâu tại huyện Đam Rông

Lâm Đồng: Công bố mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng khu vực vùng sâu tại huyện Đam Rông

Lâm Đồng công bố mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa tại địa bàn huyện Đam Rông.
Xác thực số: Con tàu đưa nền thương mại Việt Nam tiến vào đại lộ thịnh vượng

Xác thực số: Con tàu đưa nền thương mại Việt Nam tiến vào đại lộ thịnh vượng

Xác thực số không còn là khái miệm mới mà đang trở thành một nền công nghiệp hứa hẹn bùng nổ ở Việt Nam, đưa nền thương mại Việt tiến vào đại lộ thịnh vượng.
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hợp tác xã, doanh nghiệp các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Long An

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hợp tác xã, doanh nghiệp các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Long An

Từ ngày 2 - 4/10, tại Vĩnh Long, Bến Tre và Long An đã diễn ra chuỗi sự kiện hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã...
Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nêu 7 giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt

Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nêu 7 giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt

Tiến sỹ Dương Thái Trung- chuyên viên cao cấp Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã nêu 7 giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt trong thời gian tới
Chàng trai 8x lên phố núi Đà Lạt liên kết với các nông hộ trồng 100ha cà phê hữu cơ

Chàng trai 8x lên phố núi Đà Lạt liên kết với các nông hộ trồng 100ha cà phê hữu cơ

Chàng trai Bùi Xuân Thắng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cầu Đất Bean (Đà Lạt, Lâm Đồng) liên kết với hàng chục nông hộ trồng gần 100ha cà phê hữu cơ.

Tin cùng chuyên mục

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.
Trang bị kiến thức quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm

Trang bị kiến thức quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm

Ngày 28/8, tại Bình Định đã diễn ra Hội nghị "Tập huấn quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm".
Đắk Lắk: Sẽ đấu giá 2 ‘nữ hoàng’ sầu riêng tại Lễ hội sầu riêng 2024

Đắk Lắk: Sẽ đấu giá 2 ‘nữ hoàng’ sầu riêng tại Lễ hội sầu riêng 2024

Huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tổ chức họp báo Lễ hội sầu riêng lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề ‘Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển và hội nhập’.
Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc tiếp tục phối hợp triển khai quản lý tem điện tử đối với rượu sản xuất trong nước.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động chống gian lận thương mại qua các cửa khẩu

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động chống gian lận thương mại qua các cửa khẩu

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Lạng Sơn đã phát hiện trên 770 vụ vi phạm, trị giá ước tính hơn 18 tỷ đồng, tăng 56,6% số vụ so với cùng kỳ năm 2023.
Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Bất chấp căng thẳng Iran - Israel ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp đang có những giải pháp quyết liệt để tháo gỡ khó khăn.
Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Từ 1/6, người tiêu dùng có thể tra cứu nguồn gốc, hạn sử dụng của sản phẩm trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc hàng hóa quốc gia.
Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Nhà khoa học trẻ Trần Thị Hương Giang đã quyết định bảo hộ tên công ty Genatech và nhãn hiệu thương mại GenaCillus cho sản phẩm của mình trước khi thành lập DN.
Bài cuối: Phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế

Bài cuối: Phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế

Để tăng sức cạnh tranh, mở rộng hơn nữa thị trường nước ngoài, các sản phẩm được bảo hộ quyền SHTT đã đặt ra thách thức cho cơ quan quản lý và người nông dân.
Bài 3: “Tấm hộ chiếu” cho nông sản Việt ra thị trường nước ngoài

Bài 3: “Tấm hộ chiếu” cho nông sản Việt ra thị trường nước ngoài

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là trách nhiệm của Việt Nam trong thực thi các FTA, đồng thời cũng là tấm hộ chiếu cho nông sản Việt vào thị trường quốc tế.
Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Việc vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã mở ra cơ hội cho XK, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác.
Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Việc sớm tạo lập tài sản trí tuệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm xuất khẩu đã giúp cho nhiều nông sản của Bắc Giang xuất khẩu thành công.
Bánh sắn - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Bánh sắn - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Sắn là loại củ có vị ngọt bùi chứa nhiều tinh bột, chế biến thành những món mang hương vị đặc trưng riêng. Nổi tiếng trong số đó là đặc sản bánh sắn Phú Thọ.
Bánh tẻ Phú Nhi -  sản vật nổi tiếng gần xa của Sơn Tây

Bánh tẻ Phú Nhi - sản vật nổi tiếng gần xa của Sơn Tây

Bánh tẻ Phú Nhi không chỉ là sản vật của Sơn Tây mà đã là thương hiệu có tiếng tại Việt Nam, được du khách bốn phương biết đến.
Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Công tác phối hợp giữa 3 Bộ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực được thực hiện ráo riết trong thời gian qua.
Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Việc tiêu hủy hàng giả,kém chất lượng trong quá trình phát hiện, thu giữ đang được quan tâm của các đơn vị chức năng nhằm đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Mua thiết bị vệ sinh không xuất xứ với mức giá rẻ hơn hàng nội địa, nhiều người gặp phải chuyện “dở khóc dở cười” bởi không thể tìm được linh kiện thay thế.
Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Đây là một trong những quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018.
Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Cục An toàn thực phẩm vừa có thông báo để các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết và thực hiện quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động