Thứ tư 23/04/2025 10:27

Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ

2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cua, ghẹ sống của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt 11,3 triệu USD.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 2 tháng đầu năm 2024, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc và Singapore đều tăng đột phá nhập khẩu cua sống từ Việt Nam, góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cua ghẹ sống của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt 11,3 triệu USD.

Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ

Trong đó, xuất khẩu cua bùn sống (cua xanh) và ghẹ sống sang Hồng Kông (Trung Quốc) đã tăng gấp 2,2 lần đạt trên 1,6 triệu USD trong 2 tháng qua, chiếm 14% tổng xuất khẩu cua ghẹ sống của Việt Nam.

Trung Quốc lục địa là thị trường tiêu thụ chính sản phẩm cua ghẹ sống của Việt Nam, chiếm 82% giá trị xuất khẩu đi các thị trường, với kim ngạch tăng mạnh nhất, gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 9,2 tỷ USD, chủ yếu là cua bùn sống.

Mặc dù kim ngạch còn khiêm tốn nhưng Singapore cũng có nhu cầu nhập khẩu cua sống của Việt Nam tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái và là thị trường lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc).

Riêng trong tháng 2, xuất khẩu cua sống của Việt Nam đạt gần 10 triệu USD, có thể do trùng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở Trung Quốc và các nước châu Á, nhu cầu sản phẩm sống tăng.

Cua bùn là loài nuôi phổ biến ở một số nước châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Việt Nam... Cua bùn có nhu cầu và giá cả cao trên thị trường quốc tế. Thịt cua rất ngon và nhiều nước trên thế giới nhập khẩu số lượng lớn cua để tiêu thụ mỗi năm. Cua bùn là một trong những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, được nhiều người dân Cà Mau nuôi xen canh với tôm, cá.

Cũng theo VASEP, hai tháng đầu năm nay, tổng nhập khẩu cua ghẹ và các loài giáp xác khác của Việt Nam đạt 33,7 triệu USD, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, xuất khẩu cua đạt 24,6 triệu USD, tăng gấp 2 lần, xuất khẩu ghẹ đạt 8,8 triệu USD, tăng 53%, còn lại là các loài giáp xác khác. Riêng sản phẩm cua ghẹ sống xuất khẩu đã chiếm 1/3 giá trị với 11,3 triệu USD.

Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu cua, ghẹ đông lạnh, cua ghẹ chế biến như cua đồng xay, ghẹ thanh trùng đóng lon, đùi ghẹ, thịt cua tuyết, thịt chân cua tuyết… sang các thị trường điển hình như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Singapore

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt