Chủ nhật 20/04/2025 15:06

Xuất khẩu cá tra năm 2023 đạt khoảng 1,7 tỷ USD

Nếu 2 tháng cuối năm, thị trường phục hồi, thì cả năm 2023 xuất khẩu cá tra sẽ đạt khoảng 1,7 tỷ USD, giảm hơn 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

TS. Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Giá cá tra đang xuống rất thấp, bà con nuôi cá tra dù lỗ vẫn phải bán, ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

Hiện nay, theo các doanh nghiệp, xuất khẩu cá tra có khởi sắc trong những tháng gần đây, nhưng giá xuất khẩu cũng thấp. Thu mua của các nhà máy cũng ít và đang thấp hơn giá thành.

Dự báo xuất khẩu cá tra năm 2023 tối đa đạt 1,7 tỷ USD

Hiện nay, giá thành 1kg giá cá tra khoảng 27.500 – 28.000 đồng/kg nhưng nông dân bán ra chỉ khoảng 26.000 – 26.500 đồng/kg. Như vậy, người nuôi đang bị lỗ nặng, thậm chí, doanh nghiệp cũng bị lỗ. Bởi nhiều doanh nghiệp có vùng nuôi, có hàng dự trữ. Tình hình rất khó khăn.

Nguyên nhân giá cá tra giảm là do nhu cầu tiêu dùng của các nước nhập khẩu lớn của Việt Nam giảm mạnh. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá tra tháng 10/2023 sang các thị trường đạt gần 173 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu cá tra Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay đạt hơn 1,5 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2022.

Đến nay, Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam, gấp đôi thị trường lớn thứ hai là Hoa Kỳ.

Trong Top 6 thị trường mua nhiều cá tra nhất của Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Anh, Mexico, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), CPTPP, Brazil thì chỉ có thị trường Brazil là tăng trưởng.

Cụ thể, tại thị trường Hoa Kỳ đạt 228 triệu USD, giảm 54%; thị trường Anh đạt 54 triệu USD, giảm 1%, thị trường Mexico đạt 58 triệu USD, giảm 37%, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 490 triệu USD, giảm 23%, thị trường CPTPP đạt 202 triệu USD, giảm 28%, riêng thị trường Brazil đạt 83 triệu USD, tăng 5%.

Với tình hình thị trường như hiện nay, theo ông, năm nay xuất khẩu cá tra có về đích 2,5 tỷ USD như kế hoạch đề ra không?

Theo trao đổi với các doanh nghiệp, khả năng 2 tháng cuối năm xuất khẩu cá tra đạt trên 200 triệu USD. Như vậy, xuất khẩu toàn ngành có thể đạt trên dưới 1,7 tỷ USD.

Năm 2023 là năm biến động, ngành cá tra gặp rất nhiều khó khăn, nếu tình hình kinh tế của thế giới hồi phục, dự báo xuất khẩu cá tra sẽ tăng trở lại nhưng việc dự báo chỉ là dự báo.

TS. Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam

Điều lo ngại bây giờ là nguồn hàng tồn kho bên nước họ vẫn còn. Còn lượng tồn kho của các doanh nghiệp trong nước cũng vẫn còn nhưng không lớn. Do đó, nếu nhu cầu thị trường tăng trở lại thì việc xuất khẩu có khả năng khá hơn.

Thông tin từ một số doanh nghiệp cũng cho biết, tín hiệu thị trường bắt đầu phục hồi khi thị trường Trung Quốc, Đức tăng nhập hàng do đang bước vào mùa lễ hội cuối năm.

Tuy nhiên, giá cá tra xuất khẩu vẫn đang ở mức thấp, sản lượng mua hàng chưa nhiều như kỳ vọng. Trong khi đó, một số doanh nghiệp cũng chưa vội mua cá để bán do giá xuất khẩu không cao.

Dù tình hình lạm phát các nước diễn ra nhưng nhu cầu thực phẩm vẫn là thiết yếu. Cá tra là sản phẩm khá rẻ, tuy nhiên, vì sao cầu tiêu thụ vẫn thấp, thưa ông?

Theo các doanh nghiệp chia sẻ, hiện nay, trên thị trường đang có những sản phẩm tương tự, cạnh tranh trực tiếp với cá tra Việt Nam như cá biển thịt trắng, ngay cả Trung Quốc cũng có loại cá lóc bông. Giá bán thấp hơn và chất lượng đảm bảo và ổn định hơn. Còn cá tra Việt Nam do tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tình hình khó khăn về đầu ra khiến chất lượng sản phẩm không đồng đều. Nhiều doanh nghiệp giá nào cũng bán. Chất lượng không đảm bảo, do đó, ảnh hưởng đến danh tiếng cá tra Việt.

Để khắc phục việc này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan chuyên môn cần kiểm tra và đảm bảo chất lượng, đảm bảo tốt để có thể cạnh tranh tại thị trường thế giới. Ví dụ, theo quy định, tỷ lệ mạ băng 10%, độ ẩm 83%. Nếu doanh nghiệp nào không đảm bảo sẽ không cho xuất khẩu.

Hiện nay, điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam đó là liên kết ngang giữa các doanh nghiệp rất khó, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Gặp lúc thị trường khó khăn, doanh nghiệp nào cũng cần nguồn tiền. Rẻ, đắt gì cũng bán. Thậm chí, với giá bán quá thấp, sẽ dẫn đến tình trạng đưa sản phẩm xuống chất lượng kém để giảm lỗ. Nếu không giữ vững chất lượng, sẽ dẫn đến nhà mua tẩy chay hàng Việt Nam.

Nhận định thị trường năm 2024 như thế nào, thưa ông?

Hiện thị trường đường hình sin đã xuống đến đáy. Chu kỳ của ngành cá tra sau khi bắt đáy sẽ bắt đầu khôi phục lại. Dự báo, năm 2024 xuất khẩu cá tra sẽ tốt hơn năm 2023.

Xin cám ơn ông!

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD