Chủ nhật 22/12/2024 17:56

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh: Tận dụng cơ hội từ UKVFTA

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Vương quốc Anh giảm từ 23,03% năm 2020, xuống còn 17,04% năm 2021. Cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) mang lại sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này.

Xuất khẩu cà phê sang Anh mới chiếm 17,04% thị phần

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho biết, năm 2021, Vương quốc Anh nhập khẩu cà phê đạt 203,38 nghìn tấn, trị giá 945,56 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 6,2% về trị giá so với năm 2020. Năm 2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê vào Anh đạt mức 4.649 USD/tấn, tăng 7,5% so với năm 2020.

Năm 2021, Vương quốc Anh giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, nhưng tăng nhập khẩu từ nhiều nguồn cung lớn khác

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê từ hầu hết nguồn cung chính tăng, ngoại trừ Indonesia. Mức tăng giá cao nhất 18,6% từ Colombia; mức tăng giá thấp nhất 6,7% từ Việt Nam.

Nhập khẩu cà phê của Vương quốc Anh từ Việt Nam trong năm 2021 giảm 35,5% về lượng và giảm 31,1% về trị giá so với năm 2020, đạt 34,65 nghìn tấn, trị giá 66,16 triệu USD. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Vương quốc Anh giảm từ 23,03% năm 2020, xuống còn 17,04% năm 2021.

Trong hai năm 2020 và 2021, nhập khẩu cà phê của Vương quốc Anh có xu hướng giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chủ yếu ảnh hưởng đến phân khúc cà phê ngoài gia đình, và ở Vương quốc Anh vẫn phổ biến văn hóa uống trà tại nhà.

Thị hiếu tiêu dùng cà phê ở Vương quốc Anh có sự khác biệt rõ ràng so với các nước châu Âu khác. Cà phê hòa tan là chủng loại cà phê được người tiêu dùng Anh ưa chuộng nhất. Các thương hiệu cà phê hòa tan hàng đầu tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn so với các nhãn hiệu cà phê mới xay của họ.

Mức tăng trưởng thương mại nông sản nói chung và với mặt hàng cà phê nói riêng được kỳ vọng cho cả năm 2021 và 2022 dự báo khả quan khi kinh tế Anh phục hồi cộng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam và sự tiếp sức, hướng dẫn của các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

Tận dụng cơ hội từ UKVFTA

Theo Bộ Công Thương, hiện nay, Chính phủ Anh đã chủ động thực hiện chiến lược thương mại “Nước Anh toàn cầu” (Global Britain) nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Anh cũng sẵn sàng mở cửa thị trường nội địa theo phương thức “có đi có lại” với các đối tác nước ngoài thông qua các FTA. Đồng thời, thúc đẩy đàm phán các FTA với 19 quốc gia hoặc Liên minh các quốc gia, trong đó tập trung ưu tiên các đối tác thương mại lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Đồng thời, chủ trương kế thừa toàn bộ các FTA của EU đang có hiệu lực trên cơ sở đồng thuận với bên ký kết của các FTA này trong đó có FTA Việt Nam – EU (EVFTA).

Ngoài ra, Anh cũng quyết tâm gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng nghĩa với việc Anh sẵn sàng mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm của 11 nước thành viên tham gia Hiệp định này để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Anh. Khi đó, nhiều sản phẩm Việt Nam tại thị trường Anh sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh đến từ các nước CPTPP.

Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại. Trong đó, doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn Anh, châu Âu, đồng thời tích cực chủ động xây dựng và phát triển quan hệ bạn hàng với các tập đoàn phân phối lớn. Đặc biệt, phải chủ động được công nghệ bảo quản và vận chuyển nông sản bằng đường biển; sử dụng tốt chính sách tín dụng ưu đãi và dịch vụ đánh giá, xác minh tín nhiệm của khách hàng của các ngân hàng Anh.

Riêng đối với mặt hàng cà phê, các chuyên gia cho hay, thị trường Anh có tính cạnh tranh rất cao với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước. Để xuất khẩu cà phê sang Anh ổn định, ngành cà phê Việt Nam cần đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường này. Bên cạnh đó, sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng Anh.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp ngành cà phê nói riêng mở rộng thị phần tại thị trường này, trong thời gian tới, ngoài công tác thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Anh và Ireland, dự kiến, trong quý IV/2022, Thương vụ Việt Nam tại Anh sẽ tham dự hội thảo và triển lãm Food & Hospitality Ireland 2022 tại Hội trường Royal Dublin Society nhằm xúc tiến thương mại nông sản, bánh kẹo, thực phẩm chế biến, đồ uống của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Anh.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Giá cà phê hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực cho công nghiệp nông thôn phát triển

Giải pháp để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp lép vế

Tăng quản lý mã số vùng trồng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu gạo: Làm sao để “ăn chắc mặc bền”?

Bức tranh sáng của xuất khẩu cá tra

Thị trường Trung Quốc vẫn “bấp bênh” cả đầu xuất và nhập

Đài Loan tăng nhập khẩu chè từ thị trường Việt Nam

Doanh nghiệp đổi mới công nghệ: “Chìa khóa” cải tiến năng suất

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Trồng dừa hữu cơ: Đem lại giá trị bền vững

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh: Tận dụng cơ hội từ UKVFTA

Giá lúa gạo hôm nay 6/4: Giá lúa quay đầu giảm 100 - 200 đồng/kg

Tiềm năng Hoa xuất khẩu và những điều cần biết để tăng thị phần

Xuất khẩu sắn có xu hướng tăng trở lại

Nhiều đột phá về thể chế, chính sách cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Xuất khẩu hạt điều giảm trong quý I/2022

Giá lúa gạo hôm nay 5/4: Giá lúa nếp tăng mạnh 300 đồng/kg

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh: Doanh nghiệp lưu ý gì?

Việt Nam là thị trường cung cấp hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản