Thứ ba 17/12/2024 12:58

Xuất khẩu cà phê đang đối diện thách thức nào?

Dù đang được lợi về giá song xuất khẩu cà phê Việt Nam đang phải đối diện với thách thức về phát triển bền vững của các quốc gia nhập khẩu.

Thống kê mới nhất của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam(MXV), sau phiên giao dịch ngày 14/8 (tức sáng 15/8, giờ Việt Nam), cả 2 nhóm cà phê đều có sự suy giảm về giá. Theo đó, cà phê Arabica giảm rất mạnh 4,25% của, đánh dấu ngày giảm mạnh nhất của mặt hàng này trong vòng 6 tháng trở lại đây. Như vậy, Arabica đã rơi về vùng giá thấp nhất kể từ cuối tháng 1 đến nay.

Đáng chú ý, dưới sức ép từ mức giảm mạnh của giá Arabica, giá Robusta cũng ghi nhận mức giảm gần 2% trong phiên hôm qua. Brazil tích cực đẩy mạnh xuất khẩu Robusta để tranh thủ mức giá cao khi nguồn cung đang sẵn có phần nào giảm bớt lo ngại thiếu hụt cà phê trên thị trường.

Mặc dù tạm thời có dấu hiệu suy giảm về giá, song từ nay đến cuối năm, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn được nhận định là thuận lợi

Đối với cà phê Việt Nam, mặc dù tạm thời có dấu hiệu suy giảm về giá, song từ nay đến cuối năm, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn được nhận định là thuận lợi khi nhu cầu tăng trong khi nguồn hàng không được cải thiện. Ngoài ra, ưu thế giá thành rẻ hơn so với cà phê Arabica cũng mở ra lợi thế cạnh tranh cho cà phê Robusta của Việt Nam (vốn chiếm đến trên 75% tổng lượng cà phê) trong bối cảnh gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế trên thế giới. Đây cũng là nhân tố quan trọng tạo tiền đề đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, những khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong năm 2023 của Việt Nam không chỉ dừng lại ở thách thức về nguồn cung mà đó còn là vấn đề về chất lượng cũng như nguồn gốc cà phê. Vào cuối năm 2022, Liên minh châu Âu (EU) ra sắc lệnh nghiêm cấm nhập khẩu cà phê có liên quan đến nạn chặt phá rừng đã gây ra những lo ngại về lượng cà phê Việt Nam có thể xuất sang thị trường này và đặt ra bài toán về việc phát triển cà phê một cách bền vững hơn.

Tại Việt Nam, tình trạng ken, đốt gốc thông, bạch đàn để chiếm đất trồng cà phê không còn quá xa lạ và đã từng là vấn nạn quan tâm hàng đầu đối với việc phát triển ngành cà phê. Sắc lệnh mới của châu Âu không chỉ đưa đến sự nghiêm ngặt đối với hàng cà phê xuất khẩu mà còn là một nhân tố có thể thúc đẩy sự phát triển theo hướng bền vững hơn của ngành cà phê khi không chỉ tập trung vào việc mở rộng diện tích để tăng sản lượng mà cần chú ý hơn đến vấn đề năng suất.

Hơn nữa, việc EU siết chặt quy định dư lượng thuốc trừ sâu đối với các loại hạt, trong đó có cà phê là 0,1 mg/kg cũng là một khó khăn, đòi hỏi nông dân phải điều chỉnh phương thức sản xuất để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mới phục vụ hoạt động xuất khẩu. Song, nhìn một cách tích cực, đây là động lực để ngành cà phê Việt Nam có những thay đổi, cải tiến để theo kịp xu thế chung của các thị trường xuất khẩu lớn. Nếu làm tốt trong giai đoạn này, sẽ tạo tiền đề để duy trì vị thế dẫn đầu của Việt Nam, không chỉ về sản lượng, xuất khẩu, mà còn về chất lượng và quy mô của ngành.

Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Phó Tổng Giám đốc thường trực Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV) cho biết, trong các mục tiêu MXV đề ra trong năm nay, có những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm về việc việc niêm yết giao dịch các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, và cụ thể là thành lập các Sàn Giao dịch chuyên biệt đối với mặt hàng cà phê và cao su.

Trong thời gian qua, MXV đã làm việc với Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam để có thể niêm yết giao dịch các mặt hàng này một cách hiệu quả, và điều kiện bắt buộc là phải chuẩn hóa sản phẩm.

Dự báo, năm 2023, Việt Nam có thể duy trì mức kim ngạch xuất khẩu cà phê trên 4 tỷ USD, kỷ lục được thiết lập vào năm 2022.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

11 tháng, xuất khẩu ghi nhận mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 384.719 tỷ đồng

Đắk Lắk: Hội thảo nâng cao cơ hội xuất khẩu hàng nông sản

Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm ''miếng bánh'' thị phần tại Trung Quốc

Đà Nẵng: Doanh nghiệp tăng ca kịp xuất hàng trước năm mới 2025

Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6% so với 2024

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Khuyến nghị từ các chuyên gia

Bộ Công Thương tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Xuất khẩu quế 11 tháng năm 2024 thu về gần 250 triệu USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 200 tỷ USD

Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu

Xuất khẩu cà phê 11 tháng năm 2024 thu về 4,84 tỷ USD