Thứ năm 08/05/2025 01:05

Xử lý dứt điểm, thỏa đáng những vấn đề cử tri quan tâm

Các bộ, ngành đã nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra giải pháp thiết thực nhằm xử lý dứt điểm, trả lời thỏa đáng những vấn đề cử tri quan tâm.

96,1% kiến nghị của cử tri được giải quyết, trả lời

Sáng 14/4/2025, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: QH

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội Dương Thanh Bình cho biết, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, 2.033 kiến nghị được tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, có 1.953 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời, đạt 96,1%.

Kết quả như sau: Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã trả lời 38/38 kiến nghị. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, hoạt động của Quốc hội đã có nhiều cải tiến, đổi mới, đặc biệt là tiếp tục tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc về thể chế, xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu của đất nước để bước vào kỷ nguyên mới...

Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã giải quyết và trả lời 1.867/1.947 kiến nghị. Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã tích cực, tập trung chỉ đạo giải quyết, trả lời một khối lượng lớn kiến nghị của cử tri.

Các bộ, ngành đã nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra giải pháp thiết thực nhằm xử lý dứt điểm, trả lời thỏa đáng những vấn đề cử tri quan tâm. Việc giải quyết kịp thời đã góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, ổn định tình hình và cải thiện đời sống nhân dân.

Chậm trình văn bản hướng dẫn, làm giảm hiệu quả chính sách

Về một số hạn chế trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội Dương Thanh Bình nêu rõ, một số chính sách ưu đãi của Nhà nước, mặc dù đã được ban hành nhưng chưa thể triển khai trong thực tiễn do bộ, ngành chậm trình ban hành văn bản hướng dẫn thi hành, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội Dương Thanh Bình. Ảnh: QH

Trong đó, cử tri đề nghị ban hành danh mục các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Qua giám sát cho thấy, tại điểm c khoản 2 Điều 62 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 quy định: Miễn học phí đối với người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, sau gần một thập kỷ thực hiện Luật, chính sách miễn học phí này vẫn chưa được triển khai.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương tham mưu xây dựng và trình Chính phủ ban hành danh mục nêu trên.

Bên cạnh đó, quyền lợi hợp pháp của người dân bị ảnh hưởng do văn bản hướng dẫn thi hành chưa đầy đủ.

Ông Bình dẫn chứng, từ Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đến nay, cử tri nhiều địa phương liên tục đề nghị xem xét giải quyết cho những người đang hưởng trợ cấp thương binh đồng thời đủ điều kiện hưởng chế độ mất sức lao động được nhận hai chế độ trợ cấp.

Qua giám sát cho thấy, tại khoản 3 Điều 6 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định: Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng.

Khoản 3 Điều 45 Nghị định số 131 cũng nêu rõ: Đối với trường hợp thương binh đồng thời là bệnh binh hoặc người hưởng chế độ mất sức lao động thì hưởng thêm một chế độ trợ cấp hằng tháng.

Vấn đề vướng mắc là Nghị định số 131 mới chỉ quy định hồ sơ, thủ tục giải quyết trợ cấp thương binh đối với người đang hưởng chế độ mất sức lao động, mà chưa đề cập đến quy trình giải quyết đối với trường hợp trước đây chọn thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động để chuyển sang nhận trợ cấp thương binh, nay có nguyện vọng được khôi phục quyền lợi về chế độ mất sức. Chính điều này đã gây ra lúng túng trong tổ chức thực hiện tại nhiều địa phương.

Để giải quyết kiến nghị chính đáng của cử tri, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội đã đề nghị Bộ Nội vụ - cơ quan hiện nay được giao trách nhiệm quản lý nhà nước đối với người có công - khẩn trương nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật để đảm bảo người đang hưởng trợ cấp thương binh đồng thời là người mất sức lao động được giải quyết quyền lợi một cách đầy đủ, thống nhất và công bằng.

"Tiếp thu ý kiến, Bộ Nội vụ đã đưa nội dung này vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 131 để trình Chính phủ xem xét, ban hành" - ông Dương Thanh Bình cho hay.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội Dương Thanh Bình cho biết, cử tri đề nghị ban hành danh mục các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 90 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ giao xuống cấp xã

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan Làng Văn hóa Dân tộc Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm dự duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít

Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội đã triển khai trợ lý ảo ChatGPT có bản quyền

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu đẩy nhanh tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy

Đại biểu Hà Đức Minh: Làm rõ khái niệm 'biệt phái', tránh lợi dụng

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao các quy định mới về Mặt trận Tổ quốc

Điện Biên: Khánh thành cột cờ A Pa Chải - biểu tượng thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc

Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức để liên thông công chức cấp xã với cấp tỉnh

Chuyến thăm 4 nước Đông Âu của Tổng Bí thư: Vun đắp ân tình, đồng hành tương lai

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo nghiên cứu lộ trình miễn viện phí toàn dân

Đại biểu Quốc hội lắng nghe, góp ý sửa đổi Luật Việc làm

Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi

Bộ Công Thương 'kích hoạt' 6 nhóm giải pháp đảm bảo điện cho tăng trưởng

Tổng Bí thư chỉ đạo dạy 2 buổi mỗi ngày không thu học phí từ năm học tới

Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan: Việt Nam là đối tác quan trọng tại Đông Nam Á

Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Tổng Bí thư Tô Lâm dự hòa nhạc hữu nghị Việt Nam - Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm đề xuất 5 'kết nối' chiến lược giữa Việt Nam và Kazakhstan

Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên