Sửa quy định đánh giá công chức, khắc phục tình trạng 'biên chế suốt đời'

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành việc sửa đổi các quy định về đánh giá công chức để có cơ chế sàng lọc, khắc phục chế độ “biên chế suốt đời”.
Thời điểm đánh giá công chức hàng năm để xét quy hoạch, luân chuyển Công chức thôi việc được hỗ trợ những khoản gì? Nể nang khi đánh giá công chức, nên xử lý ra sao?

Đổi mới công tác tuyển dụng công chức

Ngày 28/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Tranh Trà
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, mục tiêu sửa đổi Luật Cán bộ, công chức hiện hành để thực hiện chủ trương của Đảng về tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gắn với yêu cầu tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Dự thảo Luật sửa đổi gồm 7 Chương, 52 Điều (giảm 35 Điều so với Luật hiện hành). Trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định về liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã.

Cụ thể, hoàn thiện các quy định nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã; quy định chuyển tiếp để cán bộ, công chức cấp xã được bầu hoặc tuyển dụng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được chuyển thành cán bộ, công chức theo quy định của Luật này.

Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý và sử dụng cán bộ, công chức theo hướng minh bạch, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu cải cách nền hành chính.

Thứ nhất, chuyển đổi phương thức quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm. Theo đó, quy định rõ việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm và năng lực, kết quả, hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức; bỏ quy định thi nâng ngạch, thay vào đó là cơ chế bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm được giao đảm nhiệm theo năng lực, kết quả thực thi nhiệm vụ.

Thứ hai, đổi mới công tác tuyển dụng công chức theo hướng người được tuyển chọn phải đáp ứng ngay yêu cầu của vị trí việc làm, sau khi trúng tuyển được bổ nhiệm, xếp lương ở ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm trúng tuyển và không phải thực hiện chế độ tập sự. Bỏ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức thống nhất ở cấp quốc gia để thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý công chức.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả đánh giá, sử dụng và sàng lọc cán bộ, công chức, trong đó quy định việc đánh giá cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ, sản phẩm công việc cụ thể theo yêu cầu của vị trí việc làm đang đảm nhiệm, thay vì dựa trên các tiêu chí chung, hình thức hay cảm tính.

Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý, đánh giá và sử dụng công chức đúng năng lực, đúng vị trí việc làm. Các nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, hiện đại hóa công tác quản lý công chức theo hướng năng động, minh bạch, hiệu quả.

Đảm bảo nguyên tắc sử dụng đúng người, đúng việc, phát huy tối đa năng lực của cán bộ, công chức, đồng thời sàng lọc những trường hợp không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có trách nhiệm, đạo đức công vụ, phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Dự thảo Luật cũng tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng về công vụ và cán bộ, công chức. Đó là, xây dựng nền công vụ thống nhất, chuyên nghiệp, hiện đại và phục vụ nhân dân, trong đó đã cụ thể hóa chủ trương về xây dựng một nền công vụ thống nhất từ Trung ương đến cấp xã, khắc phục tình trạng phân tán, cục bộ trong quản lý công chức của hệ thống chính trị.

Qua đó, bảo đảm tính liên thông, đồng bộ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, đúng với định hướng của Nghị quyết số 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, trong đó cụ thể hóa yêu cầu tinh giản biên chế theo hướng thực chất; quy định về sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ.

Thể chế hóa chính sách thu hút, trọng dụng đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ; bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung theo đúng chủ trương của Đảng; đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ...

Khắc phục chế độ “biên chế suốt đời”

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Cán bộ, công chức với các lý do được nêu tại Tờ trình của Chính phủ; tán thành phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Các quy định của dự thảo Luật đã bám sát chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, liên thông trong công tác cán bộ, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã; sắp xếp, tinh gọn hợp nhất cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ.

Ông Hoàng Thanh Tùng cũng tán thành việc sửa đổi các quy định để liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã và nhận thấy việc liên thông tại thời điểm hiện nay đã đủ độ chín và là yêu cầu cấp thiết để phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Bên cạnh đó, tán thành việc tiếp tục giữ nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức là “kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế”, đồng thời hoàn thiện quy định về vị trí việc làm và ngạch công chức làm căn cứ tiếp tục đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức; sửa đổi các quy định về đánh giá công chức để có cơ chế sàng lọc, khắc phục chế độ “biên chế suốt đời”.

Các quy định này một mặt đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ, công chức; sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín theo tinh thần Kết luận số 121-KL/TW; mặt khác, góp phần bảo đảm tính ổn định của đội ngũ cán bộ, công chức trong điều kiện thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và hệ thống vị trí việc làm chưa được hoàn thiện.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần đổi mới mạnh mẽ hơn theo hướng chuyển hoàn toàn sang quản lý theo vị trí việc làm, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm theo đúng tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là bước cụ thể hóa quan trọng nhằm đưa các chủ trương, định hướng lớn của Đảng về công tác cán bộ và chế độ công vụ đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, góp phần xây dựng nền công vụ Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động vì sự phát triển của đất nước và phục vụ nhân dân.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quốc hội sẵn sàng làm ngoài giờ để hoàn thiện nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội sẵn sàng làm ngoài giờ để hoàn thiện nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Quốc hội sẵn sàng làm việc ngoài giờ để tháo gỡ vướng mắc đối với các nội dung trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Vụ thuốc giả, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng trước 5/5

Vụ thuốc giả, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng trước 5/5

Liên quan đến vụ thuốc chữa bệnh giả, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Y tế báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5/5/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thúc đẩy hơn nữa hợp tác Việt Nam - Mozambique trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thúc đẩy hơn nữa hợp tác Việt Nam - Mozambique trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Thư ký Đảng FRELIMO, đồng thuận thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Mozambique trên nhiều lĩnh vực, bao gồm dầu khí, y tế và văn hóa.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường: Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều dư địa thúc đẩy

Chủ tịch nước Lương Cường: Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều dư địa thúc đẩy

Chủ tịch nước Lương Cường, đề nghị Việt Nam - Nhật Bản hợp tác chặt chẽ trong triển khai các dự án chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án chuyển đổi năng lượng

Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án chuyển đổi năng lượng

Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trong khuôn khổ Sáng kiến AETI, Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á.
Tạo hành lang pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế

Tạo hành lang pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 9, khai mạc vào đầu tháng 5 tới đây.
Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, tinh gọn bộ máy

Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, tinh gọn bộ máy

Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, thành lập 45 đơn vị hành chính mới, tinh gọn, nâng cao hiệu quả quản lý, tạo động lực phát triển kinh tế -xã hội.
Đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ bản giữ như quy định hiện hành, chỉ tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phù hợp với việc sáp nhập.
Quy định nhập quốc tịch Việt Nam có gì mới?

Quy định nhập quốc tịch Việt Nam có gì mới?

Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung quy định về nhập quốc tịch Việt Nam.
Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác chuyển dịch năng lượng

Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác chuyển dịch năng lượng

Bản ghi nhớ thúc đẩy các dự án hợp tác song phương trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng là 1 trong 4 văn kiện được trao trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng.
56 khối diễu binh ấn tượng trong đại lễ 30/4

56 khối diễu binh ấn tượng trong đại lễ 30/4

Lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) bao gồm 56 khối.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản

Sáng 28/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/4.
Xử lý vi phạm hành chính: Dự kiến tăng mức phạt tiền tối đa

Xử lý vi phạm hành chính: Dự kiến tăng mức phạt tiền tối đa

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính dự kiến tăng mức phạt tiền tối đa so với quy định hiện hành trong một số lĩnh vực.

'Vang mãi khúc khải hoàn' - giai điệu của tự hào, phát triển thịnh vượng

Tối 27/4, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội đã dự cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 7 định hướng lớn tăng cường hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 7 định hướng lớn tăng cường hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản

Trong hội kiến Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu 7 định hướng tăng cường hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam, thêm cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp

Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam, thêm cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp

Chiều 27/4, Thủ tướng Nhật Bản và Phu nhân đã tới Hà Nội bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam, mở thêm cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp, người dân hai nước.
Thủ tướng chủ trì họp bàn xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng chủ trì họp bàn xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng yêu cầu trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam cần có cơ chế, chính sách vượt trội, thông thoáng, cạnh tranh hơn các trung tâm đang có.
Khai trương Trung tâm báo chí và phát hành bộ tem đặc biệt chào mừng 30/4

Khai trương Trung tâm báo chí và phát hành bộ tem đặc biệt chào mừng 30/4

TP. Hồ Chí Minh khai trương Trung tâm Báo chí phục vụ lễ 30/4, đồng thời ra mắt bộ tem đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chùm ảnh: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4

Chùm ảnh: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4

Sáng 27/4, khắp các ngả đường TP. Hồ Chí Minh, hàng ngàn người nô nức tham gia tổng duyệt lễ diễu binh - diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt.
Bộ, ngành gợi mở hướng phát triển để Sơn La bứt phá

Bộ, ngành gợi mở hướng phát triển để Sơn La bứt phá

16 ý kiến góp ý, đề xuất đã được các bộ, ngành; các Cục, Vụ trong Bộ Công Thương đưa ra, gợi mở hướng phát triển để tỉnh Sơn La bứt phá, vươn lên.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã

Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện thay thế bằng cấp xã.
Mobile VerionPhiên bản di động