Thứ hai 23/12/2024 09:25

Xem công đoạn sản xuất bánh Trung thu tại làng nghề nổi tiếng ở Hà Nội

Hà Nội - Cứ mỗi dịp gần Rằm tháng 8, làng nghề Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) lại tất bật từ sáng đến tối để cho ra những mẻ bánh Trung thu phục vụ nhu cầu khách hàng.
Làng nghề Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm) được nhiều khách hàng biết đến vì nơi đây sản xuất ra nhiều loại bánh Trung thu chất lượng cao, mang đậm hương vị truyền thống.
Đằng sau mỗi chiếc bánh là cả một quy trình sản xuất tỉ mỉ, công phu. Công đoạn đầu tiên là nhào bột rồi chia đều bột để cán thành bánh.
Những hạt đậu xanh sau khi được công nhân chà xát vỏ, sẽ được cho vào máy để xay nhuyễn. "Để làm ra nhân đậu xanh cho bánh Trung thu ngon nhất thì bắt buộc chúng tôi phải lấy đậu được trồng trên đất làng Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội)", ông Phạm Dũng, chủ một cơ sở bánh Trung thu ở làng nghề Xuân Đỉnh cho biết.
Nguyên liệu làm nhân bánh thập cẩm truyền thống có mỡ lợn, lạp xưởng, quất, lá chanh, hạt sen, giăm bông... được trộn đều lại với nhau. Rượu mai quế lộ là thứ nguyên liệu bí quyết sau cùng cho vào nhân để chiếc bánh thơm nồng.
Theo ông Dũng, nhân bánh là phần quan trọng nhất. Mỗi chiếc bánh có trọng lượng khác nhau sẽ có lượng nhân quy định.
Công nhân phải cân từng viên nhân thập cẩm để đảm bảo chính xác khối lượng.
Sau khi cho nhân vào vỏ bánh, người thợ tiếp tục ép bánh vào khuôn để thành hình.
Trước khi đưa vào lò, bánh sẽ được phun một lớp lòng đỏ trứng lên bề mặt để tạo độ thơm và màu bánh đẹp tự nhiên.
Tiếp đến là công đoạn nướng, công đoạn này được chia làm hai lần. Lần thứ nhất, bánh được cho vào lò nướng 10 phút. Sau đó bánh được phun trứng lần nữa rồi cho vào nướng tiếp 20 phút tới khi chín vàng.
Cuối cùng là công đoạn đóng gói. Theo chủ cơ sở, số lượng bánh sản xuất ra hàng ngày có số lượng nhất định và chỉ bán tại cơ sở, không sản xuất ồ ạt tránh giảm chất lượng.
Mỗi chiếc bánh dẻo có trọng lượng khoảng gần 300 gram, có thể ăn được ngay sau khi lên khuôn.
Các loại bánh truyền thống như bánh dẻo, bánh nướng nhân đậu xanh, nhân thập cẩm có giá dao động từ 25.000-60.000 đồng/chiếc tùy từng loại.

laodong.vn
Bài viết cùng chủ đề: Công đoàn

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản