Chủ nhật 24/11/2024 09:26

Xây dựng thương hiệu: Nâng tầm nông sản Sơn La

Không chỉ chú trọng sản xuất các sản phẩm chất lượng, tỉnh Sơn La còn đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho nông sản trên địa bàn, từ đó nâng cao giá trị, mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Đầu tháng 6/2021, tỉnh Sơn La chính thức ra mắt thương hiệu “mận hậu Ruby Sơn La” với mong muốn tạo một vị thế mới cho trái mận, cũng như nông sản đặc trưng của tỉnh.

Những trái mận hậu Ruby Sơn La được tuyển chọn và phân phối bởi các chuyên gia của Mia Fruit – một doanh nghiệp có kinh nghiệm xây dựng thương hiệu. Các vườn mận hậu Ruby Sơn La do Mia Fruit tuyển chọn cho trái lớn, tròn, đồng đều, dao động từ 18-25 trái/kg. Màu đỏ xanh hòa quyện hài hòa trên vỏ mỏng, tạo ra nét đặc trưng dễ nhận biết. Cứ 100 trái mận được trồng tại Sơn La thì chỉ có 5 trái mận hậu Ruby được tuyển lựa.

Sơn La luôn quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho nông sản

Cùng với trái mận hậu, tháng 7/2021, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “nhãn Sơn La” cho sản phẩm quả nhãn tươi và long nhãn của tỉnh. Trước đây, chỉ có nhãn Sông Mã với sản phẩm nhãn quả tươi và long nhãn đã xây dựng thương hiệu và có hệ thống bao bì, nhãn mác riêng. Còn lại nhãn ở các địa phương khác thường được bán dưới tên địa danh của các vùng, như nhãn Mộc Châu, nhãn Yên Châu, nhãn Mai Sơn... hoặc được bán chung với các loại hoa quả khác và lấy tên chung theo tên địa danh từng huyện. Vì vậy, đây được đánh giá là động lực để người trồng nhãn, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh sản xuất, đưa nhãn Sơn La chinh phục thị trường trong và ngoài nước.

Đáng chú ý, sản phẩm chè Shan tuyết Mộc Châu đã được bảo hộ tại thị trường Thái Lan năm 2017 (đây là sản phẩm nông sản đầu tiên của tỉnh đăng ký bảo hộ thành công tại thị trường nước ngoài).

Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm công tác xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao giá trị và uy tín hàng hóa địa phương.

Từ năm 2017 đến nay, bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, Sơn La đã triển khai 20 dự án xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực mang địa danh của tỉnh. Trong đó, có 20 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ, nâng số lượng sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ toàn tỉnh là 24; trong đó có 2 sản phẩm được bảo hộ tại nước ngoài. Cụ thể, 3 sản phẩm được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý; 18 sản phẩm nông sản được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận; 3 sản phẩm được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể.

Thực tế, việc xây dựng thương hiệu đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản Sơn La. Theo Hội Cà phê tỉnh Sơn La, với hướng tiếp cận phù hợp từ khâu quy hoạch, lựa chọn sản phẩm bảo hộ và phát triển thương mại sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đã giúp cà phê Sơn La đạt được những thành công nhất định. Đến nay, sản phẩm đã được xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới với kim ngạch tăng trưởng ổn định.

Ông Nguyễn Thành Công – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La - khẳng định, tỉnh hướng tới mục tiêu đầu tư nâng cấp quy trình sản xuất, đồng thời hợp tác với các doanh nghiệp với tầm nhìn, mục tiêu đưa nông sản Sơn La vươn xa chứ không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước.

Từ năm 2017 đến nay, bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, Sơn La đã triển khai 20 dự án xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực mang địa danh của tỉnh.
Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024