Thứ sáu 08/11/2024 12:31

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Hòa Bình vướng gì?

Tỉnh Hòa Bình gặp một số khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

Hòa Bình được xem là cửa ngõ vùng Tây Bắc, là vùng đệm trung gian giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Với vị trí là cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Hòa Bình tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội với các tỉnh/thành trên cả nước.

Chính quyền và người dân xóm Nà Piềng (Nà Phòn, Mai Châu) chung sức xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn. Ảnh: TL.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hòa Bình, trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hòa Bình luôn nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh xác định rõ quan điểm xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Ngày 10/8/2022, trên cơ sở các Quyết định số 318/QĐ-TTg; Quyết định số 319/QĐ-TTg; Quyết định số 320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hòa Bình đã ban hành các Quyết định số 1668/QĐ-UBND về việc Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1669/QĐ-UBND về ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1678/QĐ-UBND về Ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu; huyện nông thôn mới, quy định thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và huyện nông thôn mới nâng cao tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025 và hướng dẫn thực hiện các Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới triển khai đến các huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh.

Căn cứ Quyết định số 18/QĐ-BCĐ ngày 27/1/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, ngày 4/5/2022, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025 đã ban hành Quyết định số 100/QĐ-BCĐ về việc phân công nhiệm vụ Thành viên Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Hòa Bình cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, các chỉ tiêu được giao theo Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ cao hơn rất nhiều so với chỉ tiêu đăng ký của tỉnh với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các chỉ tiêu, tiêu chí thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 cũng có nhiều điểm mới và yêu cầu cao hơn so với giai đoạn trước.

Cụ thể, đối với chỉ tiêu về “Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ” thuộc bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới: Việc đánh giá nội dung Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng còn chưa cụ thể và khó đánh giá.

Hầu hết, các xã trên địa bàn tỉnh phấn đấu về đích giai đoạn 2021 - 2025 đều năm trong địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Do vậy, nguồn lực thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống thiên tai được phê duyệt gặp nhiều khó khăn.

Đối với chỉ tiêu về “Hệ thống cấp nước tập trung” thuộc bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, do Hòa Bình là tỉnh miền núi có mật độ dân số chưa cao nên tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung còn gặp nhiều khó khăn.

Đối với chỉ tiêu về “Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa (áp dụng đạt cho cả nam và nữ)” thuộc bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, đây là chỉ tiêu còn khá mới, trên thực tế còn nhiều điểm cần hoàn thiện như xây dựng hệ thống liên kết đồng bộ với thẻ bảo hiểm y tế, Sổ quản lý sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, kê đơn điện tử,...

Tỷ lệ người dân tham gia khám chưa bệnh điện tử ở một số địa phương chưa cao. Một số hướng dẫn của Trung ương về các chỉ tiêu, tiêu chí còn chậm ảnh hưởng đến công tác rà soát, đánh giá các xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Tỉnh Hòa Bình, cũng đề xuất kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, có điều chỉnh đối với các chỉ tiêu về sử dụng, ứng dụng khám chữa bệnh từ xa đối với các tỉnh miền núi phía Bắc.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng gặp khó khăn trong quá trình lồng ghép 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia. Theo đó, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững nguồn lực hỗ trợ đều hướng tới các mục tiêu, nội dung, đối tượng riêng, chưa hoàn toàn hướng tới việc hỗ trợ để các xã vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2021 - 2025. Cho nên, các xã thuộc diện hỗ trợ của 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia này hoàn thành mục tiêu đề ra nhưng không bắt buộc phải đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngoài ra, hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh phấn đấu về đích giai đoạn 2021 - 2025 đều năm trong địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khó thu hút đầu tư phát triển sản xuất. Từ đó, dẫn đến thu nhập bình quân đầu người, đời sống của người dân không cao nên khó huy động được nguồn lực xã hội hóa.

Mặt khác, theo Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg, ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 tỷ lệ đối ứng tối thiểu là 1:1.

Do đó, để thực hiện các mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 sẽ cần một nguồn lực rất lớn được đầu tư từ ngân sách địa phương cho chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng