AGRITECHNICA ASIA: Giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ

Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025 được kỳ vọng sẽ giúp ngành nông nghiệp giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Agritechnica Asia Live 2022: “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững” 256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Chiều 14/2, tại Hà Nội, Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo công bố Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025, với chủ đề “Thúc đẩy sáng kiến xanh ở Đông Nam Á”.

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức AGRITECHNICA ASIA

AGRITECHNICA ASIA là Triển lãm thương mại nông nghiệp hàng đầu thế giới do DLG tổ chức, dựa trên di sản của AGRITECHNICA tại Hannover (Đức) - nơi đã giới thiệu công nghệ nông nghiệp từ năm 1985.

Ông Peter Grothues (ngoài cùng bên trái); Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch và bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) đồng chủ trì buổi họp báo.
Ông Peter Grothues (ngoài cùng bên trái); Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch và bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) đồng chủ trì buổi họp báo.

Đây là lần đầu Việt Nam tổ chức AGRITECHNICA ASIA. Sự kiện được tổ chức đồng thời với HortEx Vietnam, cùng sự hợp tác của Công ty TNHH Dịch vụ Quảng cáo và Triển lãm Minh Vi (VEAS) và Nova Exhibitions BV. HortEx Vietnam - triển lãm hàng đầu Đông Nam Á về nghề làm vườn và hoa chuyên nghiệp.

Chuỗi sự kiện này được kỳ vọng sẽ cung cấp nhiều giải pháp cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp và người nông dân khám phá, áp dụng công nghệ nông nghiệp tiên tiến, thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng.

Ban tổ chức thông tin, AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025 sẽ tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp chủ lực của Việt Nam, bao gồm lúa gạo, mía, ngô, cây lương thực, cà phê và trái cây. Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 200 đơn vị từ 25 quốc gia và hàng nghìn chuyên gia trên thế giới.

Thông tin tại buổi họp báo, ông Peter Grothues - Thành viên Hội đồng Thị trường, Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG) - cho biết, 3 trụ cột của triển lãm thương mại nông nghiệp là: thúc đẩy tri thức, trao đổi giữa các bên tham gia chuỗi cung ứng và hướng tới đổi mới sáng tạo theo hướng thân thiện môi trường, người sử dụng.

“Với ngành nông nghiệp, người sản xuất đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, DLG hy vọng AGRITECHNICA sẽ vừa mở ra một sân chơi, vừa tạo ra những cơ hội để đóng góp những công nghệ lõi cho các nền nông nghiệp châu Á hướng tới nông nghiệp xanh, nông nghiệp thông minh”, ông Grothues chia sẻ và cho hay, ngày càng có nhiều gương mặt mới tham gia vào AGRITECHNICA. Các công nghệ giới thiệu trong sự kiện năm nay sẽ rất phù hợp với các cây trồng chủ lực của Việt Nam như lúa, cà phê, cây ăn quả.

Giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - đánh giá, ngành nông nghiệp Việt Nam tuy có nhiều bước phát triển, năng lực sản xuất lớn, nhưng vẫn còn nhiều thửa ruộng nhỏ, khác biệt so với các nền nông nghiệp hiện đại. Hy vọng, thông qua triển lãm đầu tiên này, các nhà sản xuất máy móc sẽ nắm được nhu cầu của thị trường, từ đó có phương án chế tạo ra các máy móc phù hợp hơn trong các kỳ triển lãm kế tiếp.

Bên cạnh đó, bà Thủy cũng kỳ vọng, trong tương lai, các bên liên quan tăng cường hợp tác giữa các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp. Đồng thời, tiến tới việc nhập khẩu, chuyển giao và làm chủ công nghệ tại Việt Nam. Đây cũng là biện pháp căn cơ để giải quyết trăn trở lớn nhất về chi phí, giá thành, theo bà Thủy. Việc này cũng giúp nền nông nghiệp và các công nghệ phụ trợ phát triển ở Việt Nam.

“Sẽ không còn biên giới cho công nghệ, nếu phù hợp và mang lại lợi nhuận cho người nông dân”, bà Thủy bày tỏ và khẳng định, đó cũng là định hướng của nền nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.

TS. Nguyễn Văn Hùng - Chuyên gia cấp cao, Trưởng nhóm Cơ giới hóa và sau thu hoạch - Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) – thông tin, trong sản xuất lúa, nếu có thể cải thiện tổn thất sau thu hoạch 5-10%, Việt Nam có thể đem lại lợi ích tương đương hơn 300 triệu USD. Các tiến bộ kỹ thuật, quy trình công nghệ là vô cùng cần thiết, nhất là khi triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải tại Đồng bằng sông Cửu Long.

“Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ cơ giới hóa trong vùng đề án đặt mục tiêu 50%. Đây là cơ hội lớn, để những công nghệ làm đất bằng san phẳng laser, gieo sạ chính xác… Những vấn đề này có thể tìm thấy tại AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025”, ông Hùng chia sẻ.

Là đơn vị sẽ tổ chức triển lãm tại AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025, đại diện IRRI cam kết mang tới những công nghệ phù hợp với nông nghiệp châu Á, chẳng hạn máy cuốn rơm, hoặc ứng dụng quản lý mùa vụ.

Về công nghệ sau thu hoạch, ông Hùng cho rằng, cần căn cứ vào quy mô sản xuất của người dân. Hiện Việt Nam đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao. Do đó, dư địa cho các nền tảng công nghệ là rất lớn.

Ông Nguyễn Ngọc Thạch - Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam - đánh giá, thị hiếu của người Việt Nam đòi hỏi máy móc không những chất lượng, mà còn phải phù hợp với vấn đề kinh tế, giá trị sử dụng lâu dài. Ngoài ra, do đặc thù về khí hậu đa dạng, bao gồm cả nhiều vùng tiểu vùng khí hậu, nên một số khu vực tại Việt Nam cần những loại máy móc chuyên biệt.

Thông qua AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025, ông Nguyễn Ngọc Thạch hy vọng các bên tham gia sẽ ngày càng hiểu rõ nhu cầu của nhau. Đồng thời, tìm ra các sản phẩm phù hợp với khả năng, thị hiếu với yêu cầu thị trường.

AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025 được tổ chức từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh. Ngoài sự kiện chính, AGRITECHNICA ASIA 2025 còn tổ chức nhiều chương trình bên lề, như hội nghị, hội thảo với các chủ đề hấp dẫn như đổi mới xanh, ứng dụng AI, flycam trong canh tác nông nghiệp…

Trước đó, trong chiều 12/2, ban tổ chức cũng tổ chức họp báo, giới thiệu về AGRITECHNICA ASIA 2025 tại TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử tiếp sức sản phẩm chủ lực nông thôn mới

Thương mại điện tử tiếp sức sản phẩm chủ lực nông thôn mới

Trong chương trình nông thôn mới, thương mại điện tử trở thành công cụ hiệu quả giúp tiêu thụ sản phẩm chủ lực, mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho người dân.
Điện an toàn, ổn định: Động lực phát triển nông thôn mới

Điện an toàn, ổn định: Động lực phát triển nông thôn mới

Nhiều địa phương đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp hệ thống điện, bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định, góp phần hoàn thành tiêu chí số 4 trong xây dựng nông thôn mới.
OCOP nâng tầm thương hiệu, xây dựng nông thôn mới bền vững

OCOP nâng tầm thương hiệu, xây dựng nông thôn mới bền vững

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang trở thành động lực trong xây dựng nông thôn mới bền vững, giúp thương hiệu địa phương vươn ra thị trường quốc tế.
Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Thành công sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quy trình Hợp Trí, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tháp Mười đề xuất nhân rộng lên 1.200 ha.
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Viện Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) vừa công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ CRISPR-Cas SDN-1.

Tin cùng chuyên mục

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại ở nông thôn giúp người dân tiếp cận hàng hóa chất lượng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững rất cần có sự đồng hành của 5 nhà: Nhà nước, nhà băng, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông.
Hạ tầng điện đồng bộ, nông thôn mới đổi thay từng ngày

Hạ tầng điện đồng bộ, nông thôn mới đổi thay từng ngày

Hệ thống điện nông thôn được đầu tư đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất và góp phần hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới.
Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Việc triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại vùng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng sống và đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Từ nông dân, hợp tác xã đến doanh nghiệp, tất cả đang từng bước ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn, tạo nền tảng bền vững phát triển kinh tế.
Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Trên diện tích cà phê quen thuộc, nông dân Kon Tum đã mạnh dạn đưa cây mắc ca trồng xen canh, mang lại thu nhập ổn định, gấp đôi so với canh tác thông thường.
Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm để tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ tổ chức truyền thống sang mạng lưới đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số.
Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Xây dựng nông thôn mới vùng dân tộc thiểu số đang tạo chuyển biến rõ nét khi kết hợp giữa phát triển hạ tầng hiện đại với gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp 'cất cánh' nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã tạo đà cho nhiều sản phẩm nông nghiệp thành công, từ truy xuất nguồn gốc đến mở rộng tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử.
Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Dù sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhưng chuyển đổi số trong du lịch nông thôn nhiều nơi vẫn chậm triển khai, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy kinh tế địa phương.
Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, xây dựng đang mở ra hướng đi mới trong quản lý nông thôn mới hiện đại, minh bạch và bền vững.
Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, nhiều địa phương đang đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, huy động sức dân và doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng nông thôn mới.
Chuyển đổi số:

Chuyển đổi số: 'Cánh tay nối dài' văn hoá nông thôn

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã trở thành một “cánh tay nối dài” hữu hiệu, giúp cộng đồng lan toả những giá trị văn hoá nông thôn đặc trưng.
Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Bằng bàn tay, khối óc và trái tim nhiệt huyết, tuổi trẻ in đậm dấu ấn trên hành trình đổi mới nông thôn, vun đắp tương lai cho vùng đất còn nhiều gian khó.
Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn Thanh niên Việt Nam tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, mang lại những mô hình sáng tạo và giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao đời sống người dân.
Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Thúc đẩy văn hóa đọc ở nông thôn là bước đi chiến lược xây nền tri thức vững chắc, góp phần phát triển nông thôn mới.
Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Không tiếng cuốc xới, không mùi phân chuồng, chỉ có những ống dẫn nước lặng lẽ nuôi lớn từng luống rau sạch bằng hệ thống thủy canh tuần hoàn.
Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Việc ứng dụng dữ liệu dân cư vào công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đang tạo ra những chuyển biến tích cực cho các địa phương.
Mobile VerionPhiên bản di động