Hà Giang: Đến 2025 không còn nhà tạm, nhà dột nát

Phấn đấu đến cuối năm 2025, Hà Giang sẽ hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hà Giang cần khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội Xóa nhà tạm, nhà dột: Không hình thức, không màu mè Hà Giang: Đã khởi công xây dựng 902 nhà tạm, nhà dột nát

Chăm lo giải quyết nhà ở cho nhân dân

Hà Giang là địa phương vùng cao biên giới, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao của cả nước. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Hà Giang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở, nhất là nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Việc chăm lo giải quyết nhà ở cho nhân dân luôn được quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Ngay sau khi phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước" được Thủ tướng Chính phủ phát động, tỉnh Hà Giang đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Hà Giang; các huyện, thành phố đã phát động khởi công triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát; chủ động ứng trước kinh phí để hỗ trợ triển khai làm nhà ở cho người có công.

Hỗ trợ xóa hơn 2.000 nhà tạm, nhà dột nát
Hà Giang đã hỗ trợ xóa hơn 2.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh. Ảnh: Anh Thư

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và toàn thể nhân dân, nhiều ngôi nhà tạm, nhà dột nát đã được sửa chữa, xây mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm.

Tại huyện Quản Bạ có tổng số 50 hộ nằm trong diện được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ngay sau lễ phát động của tỉnh, huyện đã khẩn trương, chủ động ra quân sớm và chỉ đạo các xã, thị trấn vào cuộc quyết liệt, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuẩn bị các điều kiện khởi công xây dựng nhà mới.

Huyện Đồng Văn - 1 trong 4 huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang - hiện có 89 hộ nghèo, cận nghèo khó khăn về nhà ở đủ điều kiện; 44 hộ ảnh hưởng thiên tai và gần 500 hộ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa nhà tạm. Xã Ma Lé (huyện Đồng Văn) có 10 hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Theo kế hoạch, các gia đình ở Ma Lé được hỗ trợ 60 triệu đồng để xây dựng nhà ở đảm bảo tiêu chuẩn 3 cứng. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng, các gia đình sẽ được chính quyền địa phương, cộng đồng giúp đỡ thêm về vật liệu, ngày công và phấn đấu hoàn thành nhà mới trước Tết Nguyên đán 2025.

Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, sau hơn 2 tháng triển khai thực hiện, tỉnh Hà Giang đã xây dựng được 2.175 nhà/tổng số 10.688 hộ cần hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, trong đó có 2.009 nhà xây mới, 166 nhà sửa chữa.

Đồng thời phát động sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động, các hội, đoàn thể, cộng đồng… tích cực hưởng ứng phong trào thi đua, góp phần lan tỏa phong trào thi đua trong xã hội, chung tay, góp sức ủng hộ.

Tính đến nay, tỉnh Hà Giang đã huy động hiệu quả nhiều nguồn lực với số tiền ủng hộ là 265,5 tỷ đồng; vận động nguồn lực để hỗ trợ trực tiếp cho các huyện. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã phân bổ và công khai nguồn kinh phí hỗ trợ cho các huyện, thành phố thực hiện xây mới, sửa chữa và cấp bù cho các hộ dân thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia. Nhiều huyện cũng đã dùng kinh phí xã hội hóa tự vận động để hỗ trợ bổ sung cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn xây nhà bếp, công trình vệ sinh…

Những ngôi nhà tạm được thay thế bởi ngôi nhà vững chãi. Những ngôi nhà dột nát được sửa chữa thành những ngôi nhà kiên cố để bảo đảm an toàn cho cuộc sống của người dân. Những ngôi nhà ấy được xây nên bởi sự đoàn kết, sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị vì “mái ấm cho đồng bào mình”.

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025, là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm tăng tốc, bứt phá về đích, thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; đồng thời là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước; tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Trong thời gian tới, tỉnh Hà Giang quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, Ban Chỉ đạo các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc tổ chức thực hiện việc triển khai ở cơ sở, đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công. Việc triển khai xây dựng nhà ở gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phòng chống thiên tai, đảm bảo chất lượng công trình.

Bên cạnh đó, Hà Giang sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân làm nhà theo mẫu nhà truyền thống của địa phương; Vận động các lực lượng vũ trang, đoàn viên các hội đoàn thể, cộng đồng dân cư, các nhà hảo tâm hỗ trợ hộ nghèo về ngày công, vật liệu; Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào; Nâng cao nhận thức của người dân thuộc đối tượng hỗ trợ để tích cực tham gia vào chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Số nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều. Để hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, đòi hỏi địa phương phải đổi mới phương pháp huy động nguồn lực theo hướng đa dạng hóa nguồn lực, ngoài huy động nguồn lực từ trung ương, địa phương cần có sự chung tay, giúp sức của cả cộng đồng, trong đó có các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện cùng “chia ngọt, sẻ bùi”. Muốn thực hiện được điều này đòi hỏi sự phát huy vai trò của cá nhân người đứng đầu trong công tác dân vận, cũng như quyết tâm, quyết liệt triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Cùng với đó, cần giám sát chặt chẽ để bảo đảm việc sử dụng nguồn lực dành cho chương trình được hiệu quả, công khai minh bạch, tránh phát sinh tiêu cực, lãng phí, tham nhũng khi thực hiện chương trình.

Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tin tưởng, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh được triển khai tích cực, sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững; tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để tập trung thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ 17 đã đề ra.

Từ khi bắt đầu phát động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, đến nay nhiều bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc rất tích cực. Nhiều mái ấm đã được xây nên bởi sự chung sức, chung lòng của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, về xác định thời gian hoàn thành công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát, một số địa phương đặt mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát sớm hơn yêu cầu. Trong đó, tỉnh Bắc Ninh là địa phương đặt mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát sớm nhất (hoàn thành chậm nhất vào ngày 3/2/2025); 7 địa phương xác định hoàn thành trong quý II/2025 (Lào Cai, Thái Nguyên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kon Tim, Tây Ninh, Long An); 12 địa phương xác định hoàn thành trong quý III/2025 (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau)…

Đây là những cam kết chính trị rất lớn của lãnh đạo địa phương, cũng như sự đồng hành của các tổ chức, cá nhân cùng chung tay thực hiện đối với người dân còn khó khăn về nhà ở.

Đức Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Trồng nho công nghệ cao tại Đồng Du đã mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng hướng đi lâu dài để phát triển sản phẩm vẫn chưa tốt, đặc biệt trong khâu tiêu thụ.
Chi tiết nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Chi tiết nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ban hành quyết định phân công công tác đối với các Thứ trưởng của bộ này.
Cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Việc thiếu nhân lực và dân số già đi tại Nhật Bản đang là vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, rất cần có sự hỗ trợ từ các bạn trẻ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Hội thi Nhà nông đua tài đã diễn ra từ ngày 10 - 11/3 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân
Bộ Nông nghiệp và Môi trường dồn lực giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dồn lực giải ngân vốn đầu tư công

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt ra từ nay đến cuối năm đó là dồn lực giải ngân vốn đầu tư công.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ không để gián đoạn công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

Sẽ không để gián đoạn công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sẽ tiếp nối ngay các công việc và không để gián đoạn về công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo.
Rà soát cán bộ xã, báo cáo Bộ Nội vụ trước ngày 10/3

Rà soát cán bộ xã, báo cáo Bộ Nội vụ trước ngày 10/3

Bộ Nội vụ yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, báo cáo về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tính đến ngày 31/12/2024.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Phạm vi quản lý rộng lớn, nhiều nhiệm vụ cấp bách

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Phạm vi quản lý rộng lớn, nhiều nhiệm vụ cấp bách

Không những đảm nhiệm chức năng vốn có của hai Bộ tiền thân, Bộ Nông nghiệp và Môi trường còn mở rộng phạm vi sang khía cạnh xã hội.
19 cục trưởng vừa được bổ nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm những ai?

19 cục trưởng vừa được bổ nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm những ai?

Trong quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, có 19 cục trưởng mới.
Từ 21-31/3, EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra thẻ vàng IUU

Từ 21-31/3, EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra thẻ vàng IUU

Theo dự kiến, Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) có thể "chốt" phương án từ ngày 21-31/3 sang Việt Nam kiểm tra 'thẻ vàng' IUU.
Phát động cuộc thi viết về nông nghiệp hữu cơ

Phát động cuộc thi viết về nông nghiệp hữu cơ

Sáng 27/2, tại Hà Nội, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam phát động Cuộc thi viết “Nông nghiệp hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”.
3,9 triệu hộ nông dân được tạo sinh kế nhờ đổi mới sáng tạo

3,9 triệu hộ nông dân được tạo sinh kế nhờ đổi mới sáng tạo

Các dự án đổi mới sáng tạo của CGIAR trong lĩnh vực nông nghiệp đã đem lại sinh kế bền vững và thiết thực cho từ 3,7 đến 3,9 triệu nông hộ gia đình Việt Nam.
Cần một nông thôn mới cả hình thức và tư duy

Cần một nông thôn mới cả hình thức và tư duy

Chúng ta không chỉ cần một nông thôn mới về hình thức mà còn phải mới trong tư duy, cách làm và tổ chức sản xuất, phát triển cộng đồng.
Canh tác lúa chuyển mình nhờ công nghệ mới

Canh tác lúa chuyển mình nhờ công nghệ mới

Nhắc đến Đồng bằng Sông Cửu Long, ta không thể không nhắc đến những dòng sông hiền hòa, những cánh đồng lúa mênh mông và những người nông dân chân chất, mộc mạc
Nghiên cứu, thống kê số liệu GDP kinh tế tập thể

Nghiên cứu, thống kê số liệu GDP kinh tế tập thể

Đề án Nghiên cứu, thống kê, biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) loại hình kinh tế tập thể vừa được phê duyệt.
AGRITECHNICA ASIA: Giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ

AGRITECHNICA ASIA: Giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ

Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025 được kỳ vọng sẽ giúp ngành nông nghiệp giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ.
Đồng Tháp: Phát triển du lịch nông nghiệp từ vùng quýt hồng Lai Vung

Đồng Tháp: Phát triển du lịch nông nghiệp từ vùng quýt hồng Lai Vung

Không chỉ thu hái trái, các nhà vườn trồng quýt hồng Lai Vung còn kết hợp với phát triển du lịch nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập gấp hai lần.
Đầu năm mua muối lấy may

Đầu năm mua muối lấy may

Cứ ngày đầu xuân năm mới, người dân miền Bắc hay mua muối để cầu mong một năm may mắn, thịnh vượng.
Hợp tác công - tư: Nâng cao giá trị nông sản

Hợp tác công - tư: Nâng cao giá trị nông sản

Hợp tác công - tư trong việc xây dựng quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm minh vi phạm IUU

Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm minh vi phạm IUU

Phó Thủ tướng yêu cầu quản lý thống nhất, xử lý nghiêm minh, chủ động phòng ngừa vi phạm IUU.
Xây dựng trang điện tử sử dụng công nghệ AI để giải đáp thắc mắc

Xây dựng trang điện tử sử dụng công nghệ AI để giải đáp thắc mắc

Xây dựng trang điện tử của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025, thực hiện công tác trả lời tự động, sử dụng công nghệ AI để giải đáp thắc mắc.
Khi người trẻ kể chuyện khởi nghiệp từ sản vật địa phương

Khi người trẻ kể chuyện khởi nghiệp từ sản vật địa phương

Nhiều bạn trẻ Gia Lai đã tận dụng lợi thế sản vật, đặc sản địa phương để khởi nghiệp thành công, tạo việc làm, sinh kế cho người dân và nâng cao thu nhập.
Thủy điện Tuyên Quang xả nước cho vụ lúa Đông Xuân

Thủy điện Tuyên Quang xả nước cho vụ lúa Đông Xuân

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ thủy điện Tuyên Quang sẽ xả nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2025.
Huyện Hậu Lộc và Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Hậu Lộc và Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 2/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Phục hồi tái thiết sau thiên tai: Cần nhanh nhất và sớm nhất

Phục hồi tái thiết sau thiên tai: Cần nhanh nhất và sớm nhất

Cùng với công tác khắc phục hậu quả, việc phục hồi tái thiết sau thiên tai cần nhanh nhất và sớm nhất, trong đó khôi phục sản xuất cần ưu tiên hàng đầu.
Mobile VerionPhiên bản di động