Xây dựng chuyên đề Quy hoạch Yên Bái giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050: Nghiêm túc, khẩn trương xây dựng 5 chuyên đề tích hợp vào Quy hoạch

UBND tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm và chủ trì xây dựng 5 chuyên đề tích hợp vào Quy hoạch Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thương mại dịch vụ: Động lực cho kinh tế Yên Bái phát triển

Nhiều điểm mới trong chuyên đề tích hợp

Quy hoạch Yên Bái giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, góp phần giúp tỉnh Yên Bái thực hiện tốt các nhiệm vụ để phát triển kinh tế - xã hội, mở ra không gian mới để hỗ trợ thêm cho địa phương có thêm nguồn lực để phát triển. Đồng thời làm tốt vấn đề an sinh - xã hội, chăm lo cho đời sống người dân…

Xây dựng chuyên đề tích hợp Quy hoạch Yên Bái giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái

Do vậy, UBND tỉnh Yên Bái đã đặc biệt quan tâm và chủ trì xây dựng 5 chuyên đề tích hợp vào Quy hoạch. Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã nhiều lần tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo 5 chuyên đề tích hợp vào Quy hoạch.

Thông tin đưa ra tại buổi làm việc giữa UBND tỉnh Yên Bái với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị tư vấn đánh giá nhằm cho ý kiến vào 5 chuyên đề tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Yên Bái tổ chức gần đây nhất cho thấy, mục tiêu lập quy hoạch nhằm cụ thể hóa các nội dung liên quan của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng. Đây cũng là cơ sở để thực hiện các khâu đột phá phát triển có tính chiến lược. Nhiệm vụ lập quy hoạch cũng là công cụ pháp lý quan trọng giúp tỉnh Yên Bái hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa các cấp quy hoạch, hướng tới phát triển bền vững trên ba trụ cột kinh tế - xã hội; quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.

Trình bày Báo cáo tóm tắt các nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái Nguyễn Minh Toàn cho biết, trong quá trình xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái đã bám sát các quy định của Luật quy hoạch. Nội dung Báo cáo nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh gồm các phần: Sự cần thiết và căn cứ lập quy hoạch; Nội dung quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; các nội dung tích hợp của tỉnh Yên Bái; Hồ sơ sản phẩm; …

Việc lập quy hoạch nhằm cụ thể hóa những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của pháp luật đối với công tác quy hoạch, đồng thời phát huy hiệu quả các lợi thế của tỉnh Yên Bái, làm căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc tổ chức không gian lãnh thổ và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của cả nước. Đồng thời, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội để xây dựng tỉnh Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.

Việc đánh giá thực trạng các số liệu được lấy từ khảo sát thực tế tại các đơn vị, địa phương, các báo cáo, số liệu của tỉnh. Về nội dung cơ bản bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các văn bản quy định của Trung ương, của tỉnh phù hợp với các quy hoạch chuyên đề một số lĩnh vực…

Tiếp tục tiếp thu và chỉnh sửa

Bên cạnh việc đánh giá cao các điểm mới của quy hoạch, các đại biểu cho rằng chuyên đề còn nhiều điểm chưa logic; phần phương hướng, giải pháp còn chung chung; các nội dung còn nhiều điểm chưa thống nhất cần cập nhật và điều chỉnh lại; cần bổ sung thêm về mục tiêu phát triển và định hướng cụ thể cho từng giai đoạn để đảm bảo phù hợp và thống nhất; về nguồn lực cần đánh giá rõ hơn các giải pháp triển khai thực hiện; bên cạnh đó cần làm rõ về nhu cầu sử dụng đất di tích, danh lam thắng cảnh liên quan đến chuyên đề quy hoạch sử dụng đất; rà soát sửa lại văn phong, từ ngữ cho phù hợp, khoa hoạch và chính xác…

Đối với chuyên đề thực trạng và phương án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 các đại biểu nhất trí với với bố cục của chuyên đề. Tuy nhiên đánh giá chung tổng thể chuyên đề còn dài, dàn trải và thiếu số liệu, cần cập nhật lại số liệu về thực trạng nguồn nhân lực và số liệu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…; chưa đánh giá được chất lượng nguồn nhân lực; phần dự báo về phát triển chưa có số liệu xác định rõ nhu cầu nguồn nhân lực gắn với đào tạo nguồn nhân lực; phát triển mục tiêu phát triển chưa rõ còn chung chung; phải có giải pháp quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực cho từng địa phương, từng ngành, từng lĩnh vực; bổ sung thêm phần định hướng… Bên cạnh đó, phải xác định rõ được nguồn lực đầu tư và giải pháp triển khai thực hiện; cần bổ sung về cơ chế chính sách riêng đối với các đối tượng thu hút; phần tổ chức thực hiện cần xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các địa phương…

Về chuyên đề thực trạng và phương án phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung chuyên đề, đồng thời đề nghị cần tách riêng phần giải pháp đối với cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; cần phân tích, đánh giá rõ về hệ thống y tế ngoài công lập; về giải pháp nâng cao năng lực y tế dự phòng; giải pháp về chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế…

Đối với chuyên đề thực trạng và phương án bố trí không gian và phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn; phát triển nhà ở, phát triển đô thị tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, các đại biểu đề nghị cần xem xét bổ sung, cập nhật thêm một số xã vào quy hoạch đô thị trong giai đoạn tới; về quy hoạch sử dụng đất cần cập nhật số liệu đồng bộ với các chuyên đề quy hoạch khác; nghiên cứu bổ sung về đánh giá thực trạng của thị xã Nghĩa Lộ; bổ sung thêm một số tuyến đường quốc lộ; cập nhật lại hạ tầng các khu công nghiệp; điều chỉnh lại số liệu trong các bảng biểu và phụ lục…

Về chuyên đề thực trạng và phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng nên bám theo Luật và các văn bản hướng dẫn về xây dựng; cần đưa ra những định hướng chính và cụ thể; đồng thời bổ sung điều chỉnh về định hướng phát triển của từng vùng và từng địa phương; về tầm nhìn cần đưa ra được phương án theo từng giai đoạn cụ thể đến năm 2050; rà soát, cập nhật lại diện tích đất quốc phòng; xác định lại các tiểu vùng; đề nghị bổ sung hệ thống bản đồ; bên cạnh đó, cần làm việc trao đổi để bổ sung các số liệu theo các chuyên đề quy hoạch của các lĩnh vực đảm bảo đồng bộ…

Với những góp ý đó, các đơn vị tư vấn đã nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của các sở, ngành và địa phương, đồng thời phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục trao đổi, xem xét, tính toán để điều chỉnh, bổ sung, cập nhật số liệu và hoàn thiện các chuyên đề đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện tích hợp vào quy hoạch tỉnh.

Hoàng Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Trong 4 tháng đầu năm, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Tiền Giang có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá.
Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Cục Thống kê Hà Nội vừa thông tin về tình hình xây dựng, tiến độ giải ngân vốn một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2024.
Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chính quyền tỉnh Phú Thọ đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Để đón làn sóng đầu tư mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.
Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Thời gian tới, Bình Dương đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ, diện tích mỗi cụm 75 ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí.
Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Lũy kế xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt 3,4 tỷ USD.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động