Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Ngành gỗ Bình Dương: Chủ động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa của tỉnh trong tháng 4 đầu năm 2024 tiếp tục có sự phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,29% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, xuất khẩu đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ; thặng dư thương mại 4 tháng đạt 3,4 tỷ USD, đây cũng là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Bình Dương.

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bức tranh kinh tế trong những tháng đầu năm của Bình Dương có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt xuất khẩu đang trở lại đà tăng trưởng - (Ảnh: Thanh Minh).

Mặc dù các ngành, lĩnh vực kinh tế của Bình Dương tiếp tục đà hồi phục, tăng trưởng và chuyển dịch theo hướng tích cực, song quá trình khôi phục hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Cụ thể, tình hình kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn do xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát còn cao, giá dầu, giá lương thực, tỷ giá trên thị trường thế giới biến động mạnh, tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp…

Để thúc đẩy phát triển sản xuất và hoạt động xuất khẩu hàng hóa, ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho biết: Trong những tháng tiếp theo của năm 2024, ngành Công Thương tỉnh sẽ tiếp tục tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu củng cố các thị trường xuất khẩu chủ lực.

Theo đó, Sở tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nước; hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương, mở rộng thị trường, ký kết các đơn hàng xuất khẩu mới ngoài các thị trường truyền thống như: Trung Đông, Ấn Độ, Nam Mỹ… và thị trường của các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu, rộng hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu.

“Sở Công Thương tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các Tham tán thương mại tại nước ngoài duy trì thực hiện “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài” hàng tháng bằng hình thức trực tuyến. Từ đó, cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng của tỉnh về tình hình cung cầu hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu” - ông Nguyễn Thanh Toàn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương tham mưu Ban Chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh thực hiện hiệu quả các kế hoạch về hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bình Dương năm 2024. Trong đó, tập trung tuyên truyền các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật và thông tin chuyên sâu về các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia, ký kết và thực thi như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh(UKVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác chứng nhận xuất xứ hàng hóa và phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội mở cửa thị trường, ông Nguyễn Thanh Toàn cho rằng, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển được nguồn hàng cho xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng và bảo đảm đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi về thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt được cơ hội, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định này để được hưởng nhiều lợi ích từ thuế suất thấp, cơ chế hỗ trợ giữa các thành viên, thông qua việc gỡ bỏ rào cản phi thuế quan.

Năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu của Bình Dương đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm nhu cầu ở các thị trường quốc tế, nhất là những đối tác lớn đối với ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh (gỗ, dệt may, da giày). Theo đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 31,8 tỷ USD, giảm 7,3% so với năm 2022.
Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Sơn La tổ chức chuỗi các hoạt động quảng bá Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Sơn La tổ chức chuỗi các hoạt động quảng bá Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 156 tỷ đồng

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Xem thêm