Thứ bảy 23/11/2024 05:49
Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất với tiêu thụ

Trước áp lực về hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng xấu đến sản xuất lúa, giá lúa thấp và bấp bênh, cùng với đó, nhu cầu trong nước với sản phẩm ngô và đậu nành ngày càng tăng cao phục vụ chăn nuôi và thực phẩm. Do vậy, việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn trên đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là rất cấp thiết.
Nông dân xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu trồng dưa hấu dưới ruộng lúa đạt hiệu quả kinh tế cao

Đưa cây màu xuống chân ruộng lúa

Ông Trương Vĩnh Hải – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam - chia sẻ: Thực hiện dự án “Xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp” giúp nông dân trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận trong sản xuất. Bên cạnh đó, kết quả đạt được của dự án sẽ tạo nên sự đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, phá thế độc canh cây lúa, giảm áp lực sâu bệnh, hình thành những vùng sản xuất màu phù hợp.

Đến nay, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên chân đất ruộng đang được nhiều địa phương khu vực ĐBSCL tích cực thực hiện, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp. Như tại Đồng Tháp, kết quả phân tích hiệu quả kinh tế khi chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô lai cho thấy, tổng thu nhập của mô hình trồng ngô lai trên đất lúa kém hiệu quả đạt 31.500.000 đồng/héc-ta trong khi chỉ tiêu này đối với lúa là 23.925.000 đồng/héc-ta. Lợi nhuận thu được của mô hình trồng ngô lai cao hơn lúa 66,6% do năng suất ngô tăng cao... Vụ xuân hè 2015 vừa qua, ông Nguyễn Văn Trường ở xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn - Vĩnh Long) lại chọn cây bắp nếp để tham gia dự án “Cánh đồng mẫu cây màu” do Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long triển khai với diện tích 0,8 héc-ta. Kết quả, cuối vụ, ông thu được 11,2 tấn bắp, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt 34,9 triệu đồng, cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa.

Liên kết sản xuất với tiêu thụ

Mặc dù hiệu quả thu hoạch mô hình trồng cây màu trên đất lúa kém hiệu quả tại các tỉnh vùng ĐBSCL đã được khẳng định, nhưng theo TS. Trần Văn Khởi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá, khó khăn nhất trong việc chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang các cây trồng khác là khu vực ĐBSCL chưa có hệ thống thủy lợi chủ động tưới cho cây trồng cạn (bắp, đậu tương) vào mùa khô hay thoát nước trong mùa mưa để chuyển đổi cây trồng cạn trên đất trồng lúa nước. Sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún nên doanh nghiệp khó tổ chức thu mua sản phẩm. Ứng dụng cơ giới còn hạn chế, đẩy chi phí giá thành lên cao….

Để mô hình thành công và nhân rộng, ông Khởi cho rằng, việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm là điều kiện then chốt để mô hình thành công và bền vững. Đối với các vùng chuyển đổi ngô trên đất lúa khi thực hiện cần quy hoạch cụ thể vùng trồng, loại đất trồng, cơ cấu cây trồng và cải tạo hệ thống thủy lợi cho phù hợp, tránh úng khi mưa, đủ nước tưới trong mùa khô. Có chính sách đặc thù, đầu tư khuyến công cho mô hình trọn gói từ máy làm đất, gieo hạt, thu hoạch, tách hạt đến sấy, để nông dân thấy rõ lợi ích của đầu tư cơ giới hóa, hạ giá thành sản xuất. Đây là điểm mấu chốt, góp phần làm cho mô hình có tính ổn định lâu dài ngoài sản xuất, sau khi kết thúc mô hình ở các điểm.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao