Thứ ba 13/05/2025 01:28

Xả rác khi thuê villa, đừng suy nghĩ kiểu 'mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng'

Việc thu dọn vệ sinh sau khi thuê căn hộ, thuê villa là một vấn đề không hề mới, nhưng dường như luôn gây bức xúc dư luận trên mạng xã hội.

Gần đây, trên mạng xã hội Facebook đang lan truyền một bài viết về tình trạng xả rác tại một căn villa tại Hạ Long. Cụ thể, một trang Facebook có tên Quảng Ninh TNT đã đăng hàng loạt bức ảnh về các bãi rác thải la liệt khắp căn villa, với dòng chữ: “Theo chia sẻ thì đây là hình ảnh 1 bãi chiến trường toàn rác ngổn ngang do 1 đoàn khách bỏ lại tại 1 căn Villa ở Hạ Long. Chủ Villa rất bức xúc, chỉ vì 200K phí dọn dẹp vệ sinh mà đoàn khách trên đã xả rác vô tội vạ.”

Hình ảnh căn villa ngập rác tại Hạ Long được đăng tải trên MXH (Nguồn ảnh: Quảng Ninh TNT)

Chỉ trong 3 ngày, bài viết đã có hơn 20 nghìn lượt thích, cùng hàng loạt những bình luận trái chiều. Đáng chú ý, bài viết có rất nhiều bình luận phản đối quan điểm của chủ căn villa, cho rằng việc dọn vệ sinh là trách nhiệm của họ.

Cụ thể, một tài khoản có tên Phạm Tú bình luận: “Đây là bãi chiến trường khi nhậu thôi. Thu tiền rồi thì phải dọn”. Một tài khoản khác mang tên Trần Quang Dũng chia sẻ: “Chẳng nhẽ muốn thu tiền xong không phải làm gì hả. Bạn có thể đưa ra mức thu hợp lý hơn mà.”

Ngược lại, cũng có ý kiến phản đối hành động trên của các vị khách. Tài khoản mang tên Châu Minh Thuần bình luận: “Biết là mất tiền nhưng ít ra cũng phải cho vào túi gọn gàng chứ nhỉ. Đúng là ý thức "ruồi bâu”. Tài khoản Nguyen Trong Hieu nói: “Nhà mình đi chơi ra khỏi phòng là sạch sẽ".

Được biết, bức ảnh trên được lấy từ một bài đăng khác cũng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội từ tháng 5 năm nay. Theo bài viết ban đầu, không những vứt đồ ăn bừa bãi, những vị khách sau khi thuê còn phá hỏng một số đồ đạc trong căn villa. Thế nhưng, khi được yêu cầu thu tiền dọn dẹp thì vị khách đã dửng dưng trả lời: "Chị kêu nhà chị làm gì bày gì mà mất phí em".

Những vụ việc như trên cũng không phải là mới. Cũng trong tháng 5, một bài viết khác về một “bãi chiến trường” tương tự xảy ra tại một villa ở Nha Trang cũng được chia sẻ rộng rãi trên xã hội. 5 năm trước, cộng đồng mạng cũng từng “dậy sóng” sau khi xuất hiện loạt ảnh tại một căn phòng khách sạn 5 sao thuộc Hạ Long sau khi cho thuê biến thành một "bãi rác lớn" với đầy vỏ chai, vỏ bánh, ly mì, gói gia vị, giấy vệ sinh...

Hiện trạng một villa tại Đà Nẵng vào kỳ nghỉ giỗ Tổ đầu tháng 4. (Nguồn ảnh: VnExpress)

Dù vấn đề là không hề mới, nhưng dường như mỗi lần có một bài đăng về tình trạng rác thải sau khi thuê căn villa, với cư dân mạng xôn xao bàn tán từ cả hai phía. Vậy cuối cùng thì trách nhiệm thuộc về ai?

Thực tế, những tranh cãi xoay quanh việc khách ở bừa bộn khi thuê phòng thường xuyên xảy ra trong ngành dịch vụ. Trong khi một căn phòng bừa bộn như là “cơn ác mộng” đối với người cho thuê, thì nhiều khách thuê phòng lại mang suy nghĩ "mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng".

Tuy vậy, chính suy nghĩ này đã thể hiện tâm lý vị kỷ của một bộ phận người dân hiện nay. Họ sẵn sàng vì sự thoải mái của bản thân mà không hề lo toan, suy nghĩ tới những người chịu thiệt thòi lớn nhất từ những hành động của họ, mà ở đây, chính là những người lao công có trách nhiệm dọn dẹp cho những “bãi chiến trường” như trên.

Thậm chí, những vị khách này tin rằng mình “có quyền” được làm như vậy, khi họ viện cớ vào đồng tiền mà mình bỏ ra, cho rằng họ xứng đáng được hưởng những phút giây thoải mái nhất trong kỳ nghỉ của mình. Tuy vậy, việc cậy vào tài chính, vào sự thoải mái của bản thân để biện minh cho những hành động bất lịch sự, gây khó chịu cho những người lao động chân chính là một điều hoàn toàn bất công, và thậm chí là thiếu đạo đức.

Hơn nữa, chính ý thức thiếu tôn trọng ấy đang để lại hình ảnh xấu về người Việt Nam trên mạng xã hội, và trái với những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta. Hẳn người Việt nào cũng nhớ tới những bài học, những câu ca dao về đức tính sạch sẽ, về lòng cảm thông khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Lẽ nào khi lớn lên, những bài học trên đã "rơi vào quên lãng"?

Phú Quý
Bài viết cùng chủ đề: rác thải sinh hoạt

Tin cùng chuyên mục

‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!