Chủ nhật 22/12/2024 23:13

Vụ chặt phá rừng đặc dụng thuộc Di tích đền Bà Triệu: Cơ quan chức năng báo cáo gì?

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh Thanh Hóa vụ chặt phá rừng đặc dụng trái phép tại Di tích Quốc gia đền Bà Triệu.

Theo báo cáo số 377/BC-SNN&PTNT ngày 22/10/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa gửi UBND tỉnh Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan về sự việc rừng đặc dụng thuộc Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền bà Triệu bị chặt phá trái phép; tại lô 311, khoảnh 1, tiểu khu 648B, được quy hoạch chức năng rừng đặc dụng đã phát hiện 60 cây gỗ rừng trồng bị chặt hạ (59 cây đã chặt, 01 cây mới cắt ngọn chưa chặt); loài cây gồm 57 cây keo, 03 cây xà cừ, có đường kính gốc từ 10 – 40cm; thời gian chặt hạ vào đầu tháng 10/2024.

Ngổn ngang cây rừng bị chặt trái phép

Số lâm sản sau khai thác đang còn tại hiện trường gồm 16 khúc với chiều dài từ 3,0 – 10,5 mét, đường kính từ 17 – 36cm với khối lượng 5,987 m3; 3,269 m3 đã được các hộ gia đình vận chuyển ra khỏi khu vực. Chiều rộng khu vực khai thác từ 10-25 mét tính từ đường tàu lên, chạy dọc theo đường sắt và đường dây thông tin đường sắt. Tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra, chưa xác định đối tượng khai thác.

Về hiện trạng loại đất, loại rừng: Khu vực bị khai thác được quy hoạch rừng đặc dụng theo Quyết định số 2467/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu di tích lịch sử văn hóa đền Bà Triệu đến năm 2020 với tổng diện tích 434,39 ha; nằm trong kế hoạch sử dụng đất rừng đặc dụng theo Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của UBND huyện Hậu Lộc với tổng diện tích 398,42 ha, gồm 4 xã (trong đó xã Triệu Lộc có 100,15 ha).

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chưa có Quyết định thành lập khu rừng đặc dụng Khu Di tích lịch sử đến Bà Triệu của cấp có thẩm quyền. Chủ quản lý khu vực bị tác động hiện do UBND xã Triệu Lộc quản lý.

Nhiều cây gỗ có tuổi đời lâu năm, đường kính lớn bị chặt hạ trái phép

Sau khi nhận được thông tin phản ánh, xem xét vụ việc có dấu hiệu tội phạm, Hạt kiểm lâm Hà Trung đã thực hiện trình tự, thủ tục tin báo tố giác tội phạm theo quy định. Giao Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Hà Trung, phối hợp chặt chẽ với Công an, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hậu Lộc tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ đối tượng khai thác, khối lượng lâm sản, xác định đúng loại đất, loại rừng, nguồn gốc rừng (nguồn vốn trồng rừng là vốn Nhà nước hay nhân dân tự bỏ vốn đầu tư?) và kết luận rõ vụ việc, khẩn trương củng cố hồ sơ xử lý hành vi và đối tượng vi phạm để sớm xử lý dứt điểm vụ việc.

Đối với lâm sản đã khai thác, đề nghị UBND huyện Hậu Lộc giao Hạt Kiểm lâm Hà Trung và UBND xã Triệu Lộc tổ chức tập kết, quy trữ toàn bộ số gỗ trên về UBND xã Triệu Lộc để quản lý, chờ kết quả điều tra xử lý của cơ quan chức năng.

Lực lượng chức năng kiểm đếm số cây bị chặt trái phép

Trước đó như Báo Công Thương đã đưa tin, hàng chục cây gỗ thuộc rừng đặc dụng Di tích Quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã bị chặt hạ trái phép, nhiều khối gỗ đã bị vận chuyển khỏi hiện trường. Sau khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng đã vào cuộc để xác minh, làm rõ sự việc.

Quốc Huy
Bài viết cùng chủ đề: chống phá rừng

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững