Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), đặc biệt là việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng
Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU? Gỡ vướng EUDR: Thúc đẩy năng lực doanh nghiệp tự tin xuất khẩu xanh Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (gọi tắt là EUDR) được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và có hiệu lực vào tháng 12/2024 đối với các doanh nghiệp lớn và áp dụng từ 30/6/2025 với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngày 2/10/2024, cơ quan này đã công bố đề xuất hoãn thực thi Quy định chống phá rừng. Theo dự kiến mới, quy định này sẽ bắt đầu thực thi vào tháng 1/2025 đối với các doanh nghiệp lớn.

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu
Báo Công Thương vừa tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi”

Quy định nhằm giải quyết việc phá rừng, suy thoái rừng, và bảo tồn rừng để giảm lượng khí thải carbon và mất đa dạng sinh học. Trong các nhóm mặt hàng chịu sự điều chỉnh của quy định chống phá rừng, Việt Nam có 3 nhóm hàng bị tác động chính, đó là gỗ, cao su và cà phê. Trong đó, cà phê chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu tính riêng 27 nước Liên minh châu Âu, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường này chiếm khoảng trên dưới 40% tổng khối lượng xuất khẩu, kim ngạch trên dưới 2 tỷ USD.

Từ năm 2023 tới nay, trong quá trình thực thi, chuẩn bị đáp ứng các Quy định EUDR, Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững IDH Việt Nam cùng các đối tác công tư đã luôn ưu tiên, hỗ trợ, triển khai các giải pháp giúp doanh nghiệp thích ứng với EUDR.

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu
Bà Phan Thị Vân - Giám đốc chương trình/Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững IDH Việt Nam

Liên quan đến những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cà phê triển khai Quy định EUDR, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Phan Thị Vân - Giám đốc chương trình/Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững IDH Việt Nam về những giải pháp đồng hành, hỗ trợ của Tổ chức đối với cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện, tuân thủ Quy định EUDR.

Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động canh tác, sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Được biết, IDH là tổ chức tiên phong hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam trong việc thích ứng với EUDR. Xin bà cho biết, IDH đã và đang triển khai các chương trình hay hoạt động gì để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu của EUDR?

Từ cuối năm 2022, tổ chức IDH đã nắm bắt thông tin về tác động của EUDR đối với ngành cà phê Việt Nam và chủ động chia sẻ thông tin với các đối tác. Nhận thấy ảnh hưởng lớn của EUDR, IDH đã nhanh chóng xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân.

Trong thời gian qua, IDH đã hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, JDE Peet's - công ty nhập khẩu cà phê lớn nhất vào EU, cùng các hiệp hội ngành hàng để phát triển các giải pháp thích ứng với EUDR. Sau đó, IDH đã hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông cùng JDE Peet’s và 11 công ty (chiếm khoảng 70% lượng cà phê của Việt Nam) và chính quyền địa phương thực hiện thí điểm tại 4 huyện thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng nhằm triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc và minh bạch chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn EUDR.

Thời gian qua, IDH đã tổ chức nhiều khóa đào tạo và hội thảo hướng dẫn cho doanh nghiệp và người nông dân về quy trình thu thập và quản lý dữ liệu cần thiết.

IDH cũng đã đóng góp vào việc xây dựng để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Khung kế hoạch hành động thích ứng với Quy định EUDR” ở cấp bộ và phối hợp cùng các tỉnh Tây Nguyên xây dựng khung kế hoạch này.

Dựa trên kết quả của giai đoạn thí điểm, IDH đang tiếp tục hợp tác với các cơ quan quản lý cấp bộ để hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Đồng thời, IDH cũng phối hợp với UBND các tỉnh, huyện và các doanh nghiệp nhằm nhân rộng các giải pháp thích ứng với EUDR trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên.

Trong thời gian tới, IDH sẽ tiếp tục đồng hành cùng các đối tác, tập trung vào cải thiện quản lý rừng, hỗ trợ các mô hình canh tác bền vững và nông nghiệp tái sinh, giúp ngành cà phê Việt Nam vừa tuân thủ EUDR vừa phát triển bền vững.

Bà có thể đánh giá cụ thể về những thay đổi tích cực mà các doanh nghiệp ở Việt Nam đã thực hiện để thích ứng với EUDR?

Các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước thay đổi tích cực để thích ứng với EUDR, đặc biệt là trong việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc từ khâu sản xuất đến xuất khẩu, đảm bảo rằng sản phẩm không gây mất rừng và đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của EU.

Theo tôi đánh giá, thời gian qua, các doanh nghiệp đã tích cực tham gia vào chương trình thí điểm thích ứng với EUDR tại 2 tỉnh Lâm Đông và Đắk Lắk do IDH, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và JDE cùng chính quyền địa phương thực hiện.

Các doanh nghiệp cũng đã hoàn thiện lại hệ thống giải trình về việc sản xuất, kinh doanh hợp pháp và không gây mất rừng Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã khá chủ động trong việc thu thập thêm dữ liệu vườn cây, thông tin nông hộ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp ý thức được việc chứng minh nguồn gốc sản phẩm không gây mất rừng là yêu cầu bắt buộc nên họ đã thuê các đơn vị tư vấn độc lập (cả trong và ngoài nước) sử dụng các công cụ viễn thám để chứng minh điều này.

Tôi cho rằng, những thay đổi này đã giúp tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam tại thị trường quốc tế, tạo ra cơ hội xuất khẩu bền vững cho ngành hàng Việt Nam và đảm bảo sự phát triển bền vững cho nông nghiệp

Từ góc độ tổ chức hỗ trợ phát triển bền vững, bà có những khuyến nghị nào dành cho doanh nghiệp để đáp ứng và tuân thủ tốt nhất Quy định chống phá rừng của EU?

Để doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng và tuân thủ hiệu quả các yêu cầu của EUDR, IDH khuyến nghị doanh nghiệp tập trung vào hai vấn đề chính:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc và quản lý rủi ro để xác minh nguồn gốc bền vững của sản phẩm, phù hợp với yêu cầu của EUDR. Dựa trên kết quả triển khai các giải pháp thí điểm, đặc biệt là việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) về rừng và vùng trồng, chúng tôi đề xuất các doanh nghiệp hợp tác cùng xây dựng CSDL rừng và CSDL vùng trồng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước, nhằm đạt được hệ thống thông tin đồng nhất.

Thứ hai, doanh nghiệp cần hỗ trợ người dân tại vùng nguyên liệu áp dụng các phương pháp canh tác bền vững và nông nghiệp tái sinh để giảm thiểu tác động đến môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như đảm bảo ko có người nông dân nào bị bỏ lại phía sau trong chuỗi cung ứng.

IDH sẵn sàng tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình này.

Câu hỏi cuối xin được gửi tới đại diện của IDH, bà có thể cho biết yếu tố nào là quan trọng để giúp cho việc thực hiện EUDR hiệu quả?

EUDR có tác động sâu rộng và quy mô lớn, do đó để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của EUDR cần có sự tham gia của tất cả các chủ thể trong chuỗi cung ứng, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, nhà mua hàng, nhà xuất khẩu, đại lý thu mua tại địa phương và người sản xuất. Thiếu sự tham gia của bất kỳ chủ thể nào trong việc thực hiện các yêu cầu của EUDR đều có thể dẫn đến rủi ro không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của EUDR.

Để thực thi EUDR hiệu quả, hợp tác công-tư (PPP) giữa các chủ thể là yếu tố then chốt. IDH nhận thấy vai trò quan trọng của PPP trong việc thực hiện các giải pháp thích ứng EUDR nên đã kết nối người trồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý để thực hiện thí điểm các giải pháp thích ứng EUDR từ đó tạo ra một hệ thống minh bạch, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc và giảm thiểu tác động đến rừng. Trong mô hình PPP này, người trồng và doanh nghiệp sẽ cung cấp dữ liệu sản xuất đáng tin cậy và áp dụng các phương pháp canh tác bền vững. Chính quyền địa phương và các bộ, ngành hỗ trợ khung pháp lý, cung cấp thông tin và giám sát tiến độ thực hiện.

Do đó, cần thiết lập một cơ chế hợp tác và phương pháp tổ chức thực hiện cụ thể, rõ ràng để huy động sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan. Cách tiếp cận này không chỉ hỗ trợ việc thực thi EUDR tốt hơn mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp, đồng thời nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Xin cảm ơn bà!

Khánh An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chống phá rừng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 25 (ACAMM-25) đã diễn ra tại Philippines, với sự tham dự của Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa.
Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia tiếp tục được củng cố, mở rộng, hợp tác toàn diện và kỳ vọng nâng kim ngạch song phương lên 20 tỷ USD.
Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Đại tướng Phan Văn Giang đã có bài phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 11.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Ngày 20/11, buổi tọa đàm với chủ đề "Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành" đã được tổ chức tại tại Venezuela.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Tin cùng chuyên mục

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Pakistan đã giới thiệu tên lửa hành trình phóng từ trên không Taimoor (ALCM), một bước đột phá mới trong sản xuất vũ khí công nghệ cao của quốc gia này.
Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Ngày 21/11, giá vàng thế giới tăng trong phiên thứ 4 liên tiếp, ở mức 2.657,41 USD/ounce, trong khi giá trị bitcoin đang hướng tới mốc kỷ lục 100.000 USD/BTC.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia được kỳ vọng tạo động lực quan trọng để nâng tầm quan hệ hai nước Việt Nam - Malaysia một cách toàn diện.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng 'cho Ukraine... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 21/11.
ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Ngày 20/11, tại Vientiane (Lào) đã diễn ra cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Hoa Kỳ nhằm thảo luận về những vấn đề an ninh khu vực.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới. Điều này đã được Tổng thống Pháp và Điện Elysee xác nhận.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/11: Nga bắt giữ lính đánh thuê phương Tây; Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/11: Nga bắt giữ lính đánh thuê phương Tây; Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Nga

Nga bắt giữ lính đánh thuê phương Tây; Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Nga... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 20/11.
Đại tướng Phan Văn Giang hội kiến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào

Đại tướng Phan Văn Giang hội kiến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào

Đại tướng Phan Văn Giang Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có cuộc hội kiến với Đại tướng Chansamone Chanyalath Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào.
Tổng thống đắc cử Donald Trump lựa chọn ai cho vị trí Bộ trưởng giữ

Tổng thống đắc cử Donald Trump lựa chọn ai cho vị trí Bộ trưởng giữ 'ngân khố' của Hoa Kỳ?

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang tìm kiếm ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tài chính sau khi quá trình chọn lựa bị đình trệ vào cuối tuần qua.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/11/2024: Ukraine dự báo các mục tiêu ưu tiên tấn công trong lãnh thổ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/11/2024: Ukraine dự báo các mục tiêu ưu tiên tấn công trong lãnh thổ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/11/2024: Mục tiêu ưu tiên của Ukraine trong lãnh thổ Nga được xác định. Kiev có thể tấn công cả các mục tiêu dân sự.
Ông Donald Trump chọn MC đài Fox News làm Bộ trưởng Giao thông vận tải

Ông Donald Trump chọn MC đài Fox News làm Bộ trưởng Giao thông vận tải

Ông Donald Trump chọn Sean Duffy (53 tuổi), cựu hạ nghị sĩ đang là người dẫn chương trình của Fox News làm Bộ trưởng Giao thông trong nội các.
Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Sáng 19/11, tại TP. Đà Nẵng diễn ra ‘Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới trong lĩnh vực dệt may’.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/11: Quan chức Bộ Tổng tham mưu Ukraine thiệt mạng; Kiev tập kích lính Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/11: Quan chức Bộ Tổng tham mưu Ukraine thiệt mạng; Kiev tập kích lính Nga

Quan chức bộ Tổng tham mưu Ukraine thiệt mạng; Kiev tập kích lính Nga... là những thông tin đáng chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 19/11.
Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Hiệp định CPTPP, FTA Việt Nam - Chile đã và đang góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác châu Mỹ.
CEO dầu khí làm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ là ai?

CEO dầu khí làm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ là ai?

Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết đã lựa chọn "ông trùm" dầu khí Chris Wright làm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Các tham tán tại châu Mỹ đóng góp quan trọng vào kết quả của ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Các tham tán tại châu Mỹ đóng góp quan trọng vào kết quả của ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong thành tích chung của ngành Công Thương có sự đóng góp quan trọng, tích cực của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở châu Mỹ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Mỹ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Mỹ

Sáng ngày 18/11 theo giờ địa phương tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực thị trường châu Mỹ.
Chủ động thích ứng với EUDR, nhiều diện tích trồng cà phê của Gia Lai đã ở

Chủ động thích ứng với EUDR, nhiều diện tích trồng cà phê của Gia Lai đã ở 'vùng an toàn'

Với sự chủ động tìm hiểu về Quy định chống phá rừng của EU, có thể nói, đến thời điểm hiện tại, phần lớn diện tích cà phê của Gia Lai nằm ở 'vùng an toàn".
Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC)

Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC)

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thông báo quyết định bổ nhiệm ông Brendan Carr làm Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) trong nhiệm kỳ tới.
Quảng Nam: Xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA trong lĩnh vực thủy sản

Quảng Nam: Xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA trong lĩnh vực thủy sản

Hệ sinh thái tận dụng FTA trong lĩnh vực thủy sản giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ các FTA; thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động