Thứ tư 06/11/2024 06:27

Vĩnh Phúc: Thành quả và định hướng trong xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Hiện nay, 100% các xã miền núi tại tỉnh Vĩnh Phúc đã có trạm y tế xã, 100% các xã vùng dân tộc thiểu số, miền núi có nhà văn hoá hoặc điểm bưu điện văn hoá.

“Trắng” thôn, xã đặc biệt khó khăn

Theo ông Hoàng Anh – Phó Trưởng Ban phụ trách (Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc), giai đoạn 1997-2005 tỉnh Vĩnh Phúc có 6 xã đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2006-2010 chỉ còn 3 xã và đến năm 2015 Vĩnh Phúc không còn xã đặc biệt khó khăn, đến năm 2020, Vĩnh Phúc không còn thôn đặc biệt khó khăn và là tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành mục tiêu Chương trình 135.

Giai đoạn 2010-2020, Vĩnh Phúc có 40 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hiện nay Vĩnh Phúc còn 11 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, 100% số xã đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Hiện nay 100% các xã miền núi tại tỉnh Vĩnh Phúc đã có trạm y tế xã, đa số thôn, đã có cán bộ y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho đồng bào

Nhằm triển khai thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg và Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quan tâm chăm lo, thăm hỏi, động viên và phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng năm, tỉnh tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, cung cấp thông tin và tổ chức cho người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đi thực tế, thăm quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh; thực hiện cấp Báo Vĩnh Phúc, Báo Dân tộc phát triển và các chế độ chính sách khác đối với người có uy tín trên địa bàn tỉnh.

Các chính sách về y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo đã được Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với các ngành, các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả: Cơ sở vật chất và thiết bị y tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tăng cường, hiện nay 100% các xã miền núi đã có trạm y tế xã, đa số thôn, đã có cán bộ y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho đồng bào.

Hệ thống các thiết chế văn hóa vùng dân tộc thiểu số và miền núi được củng cố và quan tâm đầu tư, đến nay 100% các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có nhà văn hoá hoặc điểm bưu điện văn hoá; công tác giáo dục được quan tâm chú trọng, cơ sở vật chất trường lớp học được đầu tư xây dựng, nâng cấp và kiên cố hoá.

Từ năm 2021 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đã tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ 2021-2025.

Các chương trình, chính sách được triển khai đồng bộ, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản bước đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng; các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, có chuyển biến tích cực cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng.

Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc và miền núi giảm nhanh, năm 2011 là 12,47%, đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (11 xã) còn 2,34% (của cả tỉnh là 0,96%), nhiều hộ đã có tích luỹ và mở rộng phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, du lịch dịch vụ.

Các công trình cơ sở hạ tầng đầu tư đã phát huy hiệu quả, nhiều tuyến đường được mở mới đến thôn của các xã vùng miền núi; văn hóa các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn, phát huy; đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào được cải thiện; giáo dục và đào tạo có nhiều thành tựu về chất lượng, mạng lưới trường lớp học từ bậc mầm non đến trung học phổ thông được xây dựng kiên cố; công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; đời sống vật chất của đồng bào từng bước được cải thiện và nâng cao; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường; an ninh quốc phòng được giữ vững; hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố. Với những kết quả trên đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh. Đến nay 100% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Vĩnh Phúc sẽ tập trung các nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc, có chính sách thu hút đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Tập trung 5 nhiệm vụ trọng tâm

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, theo ông Hoàng Anh, cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc cần bám sát Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành, trong đó trọng tâm là quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, bao gồm:

Một là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí, tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, từ đó thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc theo nội dung Chiến lược công tác dân tộc trong tình hình mới; chủ động đấu tranh chống lại âm mưu diễn biến hoà bình, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lôi kéo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.

Hai là: Tập trung các nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc, có chính sách thu hút đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nông thôn mới.

Ba là: Triển khai kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chủ trương, chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác Dân tộc trong tình hình mới; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Bốn là: Xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện văn hoá dân tộc thiểu số; giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số; bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh; xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu trong vùng dân tộc thiểu số.

Năm là: Đề cao và phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc; xây dựng, bổ sung quy ước, hương ước của xã, thôn, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, văn minh phù hợp với điệu kiện của từng địa phương, cơ sở.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: xóa đói giảm nghèo

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng