Thứ hai 23/12/2024 10:33

Vĩnh Phúc: Chàng nông dân khởi nghiệp từ mô hình “nuôi con, gặt cây”

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo do chàng nông dân “mê” kinh doanh Nguyễn Quốc Huy đã ứng dụng và thử nghiệm thành công mô hình "nuôi con, gặt cây" - Đông trùng hạ thảo.

Nằm dưới chân núi Tam Đảo, Vĩnh Phúc, được thiên nhiên “ưu đãi”, chàng nông dân quê gốc thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo, Nguyễn Quốc Huy đã mạnh dạn thành lập Hợp tác xã Nấm Tam Đảo. Sản phẩm của hợp tác xã là nấm ăn như nấm sò, nấm bào ngư, nấm rơm, nấm linh chi…và nấm dược liệu.

Bên cạnh việc tập trung trồng và chăm sóc các loại nấm có giá trị kinh tế cao, cũng như cung ứng giống nấm, nguyên liệu trồng nấm cho các hộ thành viên, Hợp tác xã đang tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng như đưa sản phẩm nấm mang thương hiệu Tam Đảo vào hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh và cung cấp cho thị trường Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Ninh

Song với quyết tâm phát huy, tận dụng tiềm năng, lợi thế rất lớn của vùng đất quê hương, đa dạng hóa sản phẩm, mở ra cơ hội thoát nghèo cùng người dân, từ năm 2009 anh Nguyễn Quốc Huy đã mạnh dạn đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo. Nghĩ là làm, anh đã vác ba lô lặn lội trong Nam ngoài Bắc học cách trồng nấm đông trùng hạ thảo để hi vọng mang thành công mô hình “nuôi con, gặt cây” về với quê hương. Mọi thứ bắt đầu không phải dễ dàng, trải qua biết bao lần nuôi cấy thất bại nhưng với quyết tâm không nản lòng và quá trình “tầm sư học đạo”, anh Huy đã nuôi cấy thành công Đông trùng hạ thảo trên mảnh đất Tam Đảo với những quy trình kỹ thuật chặt chẽ.

Anh Nguyễn Quốc Huy - chàng nông dân khởi nghiệp (áo trắng đứng bên tay trái) cùng các kỹ thuật viên đang đóng gói sản phẩm Đông trùng hạ thảo

Theo chia sẻ của anh Huy, Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu quý nên quy trình trồng vô cùng kỳ công. Đầu tiên khâu chọn nguyên liệu phải đảm bảo đạt chuẩn, nhộng tằm phải tươi sống một trăm phần trăm, nguyên liệu đi cùng là gạo lứt đỏ cũng phải đảm bảo không có chất bảo quản, không lẫn tạp chất, không hỏng mốc.

Tiếp theo, người trồng phải đưa những nguyên liệu này vào hũ nuôi trồng với tỉ lệ đạt chuẩn nhằm đáp ứng môi trường thuận lợi cho sợi nấm Đông trùng hạ thảo sinh trưởng và phát triển. Sau khi hấp chín sẽ để nguội và tiến hành cấy giống nấm Đông trùng hạ thảo cordycep militaris trong các nhà kính.

Thời gian ươm sợi sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày rồi tiến hành đưa ra phòng nuôi trồng, chăm sóc. Quá trình này sẽ mất 60 ngày trong một môi trường khắt khe về an toàn có đủ ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm để các quả thể nấm phát triển từ 7 đến 8 cm. Đủ kích thước cũng như hình dáng sợi nấm sẽ thu hái cẩn thận, tách rời các sợi nấm ra khỏi đế giá thể để tiến hành sấy thăng hoa.

Thời gian sấy thăng hoa diễn ra trong 2.600 phút. Giai đoạn này thiết bị sấy phải đảm bảo về nhiệt độ cấp đông, áp suất chân không, thời gian để có các sợi nấm còn nguyên hình dạng và giữ nguyên các hàm lượng dinh dưỡng của nấm.

Trải qua những quy trình kỹ thuật hết sức ngặt nghèo chính vì vậy, Đông trùng hạ thảo còn được phát hiện có giá trị rất cao trong y học như: Chứa nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng lớn đối với sức khỏe con người, hỗ trợ điều trị cho người bị bệnh hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, ho lao, mỏi gối, tiểu đường… Chính vì vậy, hợp tác xã đã quyết tâm đầu tư trồng loại nấm này, mong muốn nâng cao thu nhập cho thành viên, người lao động trong hợp tác xã, đáp ứng tốt về sản phẩm có nguồn gốc và chất lượng, góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

Một trong những sản phẩm Đông trùng hạ thảo của Hợp tác xã Nấm Tam Đảo

Để nâng cao giá trị kinh tế, Hợp tác xã Nấm Tam Đảo còn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền, mã vạch truy xuất nguồn gốc và chế biến ra nhiều sản phẩm chất lượng từ đông trùng hạ thảo như: Đông trùng hạ thảo ngâm rượu, Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong, thực phẩm chức năng Viên nang bổ phổi Đông trùng hạ thảo, thực phẩm chức năng Cao lỏng Đông trùng hạ thảo Linh Chi...Mục tiêu của Hợp tác xã Nấm Tam Đảo là sản xuất và cung cấp đến người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, mang thương hiệu riêng từ đó tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Ngoài ra, Hợp tác xã Nấm Tam Đảo đang hợp tác nghiên cứu với Viện Sinh học đề tài chế biến bã thải từ trồng nấm thành phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng. Đây sẽ là chuỗi khép kính cho quy trình sản xuất của hợp tác xã.

Hiện nay, quy mô làm ăn của hợp tác xã tăng lên với diện tích hơn 3ha. Hợp tác xã nấm Tam Đảo đã tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động, với thu nhập trung bình gần 10 triệu đồng/người/tháng, năng suất gần 10 tấn sợi nấm đông trùng hạ thảo một năm.

Với sự năng động, nỗ lực của chàng nông dân Nguyễn Quốc Huy, Hợp tác xã Nấm Tam Đảo, Đông trùng hạ thảo được công nhận sản phẩm OCop 3 sao và được UBND tỉnh Vĩnh Phúc công nhận và có quyết định là sản phẩm quà tặng du lịch tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022.

Thái Bình - Duy Kiên
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu