Việt-Pháp đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực công vụ, hiện đại hóa nền hành chính

Bộ Nội vụ Việt Nam mong muốn cùng Bộ Công vụ, Đơn giản hóa và Chuyển đổi dịch vụ công của Pháp tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động hợp tác.
Quan hệ Việt-Pháp mang những chuẩn mực đặc biệt Hợp tác giữa các địa phương rất quan trọng trong quan hệ Việt - Pháp

Trong khuôn khổ chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10, sáng 4/10, tại trụ sở Bộ Công vụ, Đơn giản hóa và Chuyển đổi dịch vụ công Pháp, Bộ trưởng Guillaume Kasbarian đã tiếp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Việt-Pháp đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực công vụ, hiện đại hóa nền hành chính

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà và Bộ trưởng Công vụ, Đơn giản hóa và Chuyển đổi dịch vụ công Pháp Guillaume Kasbarian ký Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công vụ và hiện đại hóa nền hành chính giai đoạn 2022-2024. (Ảnh: TTXVN)

Hai bên đã trao đổi về các chương trình hợp tác và ký kết văn kiện hợp tác song phương.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gửi lời chào và chúc mừng tân Bộ trưởng Kasbarian.

Bày tỏ vui mừng và cảm ơn sự đón tiếp trọng thị mà cá nhân Bộ trưởng và Bộ Công vụ, Đơn giản hóa và Chuyển đổi dịch vụ công đã dành cho Đoàn công tác Bộ Nội vụ Việt Nam, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, đây là chuyến thăm và làm việc hết sức ý nghĩa trong khuôn khổ chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp.

Về quan hệ hợp tác song phương, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đánh giá cao hiệu quả hợp tác giữa hai bộ thời gian qua (2016-2024) trong lĩnh vực nâng cao chất lượng dịch vụ công, đặc biệt là công tác đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ; trao đổi đoàn song phương các cấp; tổ chức các hoạt động hội thảo, hội nghị thường niên với sự tham gia của nhiều chuyên gia quốc tế.

Bộ trưởng cho rằng, sự hợp tác giữa hai bên đã thực sự đi vào chiều sâu, thực chất và mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Đến nay, giai đoạn hợp tác 2016-2024 đã kết thúc, Bộ Nội vụ Việt Nam mong muốn cùng Bộ Công vụ, Đơn giản hóa và Chuyển đổi dịch vụ công của Pháp tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động hợp tác trong giai đoạn tiếp theo.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà trân trọng gửi lời mời Bộ trưởng Kasbarian đến thăm Việt Nam và làm việc với Bộ Nội vụ Việt Nam trong một dịp gần nhất, để thắt chặt hơn nữa quan hệ hai nước nói chung và của hai bộ nói riêng.

Về phần mình, Bộ trưởng Kasbarian bày tỏ vui mừng được đón tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cùng Đoàn công tác của Bộ Nội vụ Việt Nam. Ông coi đây là sự kiện quan trọng góp phần làm sâu sắc mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp đi vào chiều sâu, thiết thực, trên cơ sở quan hệ song phương phát triển rất tích cực trong chặng đường hơn 50 năm qua, đồng thời cảm ơn lời chúc mừng và lời mời thăm Việt Nam của Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà.

Việt-Pháp đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực công vụ, hiện đại hóa nền hành chính

Bộ trưởng Công vụ, Đơn giản hóa và Chuyển đổi dịch vụ công nước Cộng hòa Pháp Guillaume Kasbarian và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trao quà lưu niệm. (Ảnh: TTXVN)

Bộ trưởng Kasbarian đánh giá cao các hoạt động hợp tác đã được triển khai thời gian qua giữa hai bên, qua đó nâng cao sự gắn kết giữa hai bộ, mở ra nhiều triển vọng hợp tác hứa hẹn trong tương lai.

Trong không khí thân thiện, cởi mở, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà và Bộ trưởng Kasbarian đã thống nhất ký Bản Thỏa thuận Hành chính giữa Bộ Nội vụ Việt Nam và Bộ Công vụ, Đơn giản hóa và Chuyển đổi dịch vụ công nước Cộng hòa Pháp về hợp tác trong lĩnh vực công vụ và hiện đại hóa nền hành chính giai đoạn 2025-2028.

Theo nội dung của bản thỏa thuận này, hai bên thống nhất thực hiện các hoạt động chung về trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó ưu tiên xây dựng chính phủ điện tử và chuyển đổi số nền hành chính; quản lý hồ sơ, tài liệu số trong các hoạt động công vụ; chú trọng chính sách bình đẳng giới và cơ hội tiếp cận nghề nghiệp bình đẳng và có trách nhiệm; trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn về tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn và hải đảo; hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, đặc biệt là công chức địa phương và công chức làm công tác hoạch định chiến lược, tham mưu xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức theo vị trí việc làm, phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning, đào tạo từ xa; xây dựng khung pháp lý và hệ thống kiểm soát đạo đức công vụ...

Bộ trưởng Kasbarian khẳng định, việc ký kết Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công vụ và hiện đại hóa nền hành chính giai đoạn 2022-2024 là dấu mốc quan trọng để hai bên tiếp tục trao đổi, chia sẻ và học tập lẫn nhau, tin tưởng vào hợp tác song phương để đạt được những kết quả tốt đẹp nhất.

Trần Đình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ cần rà soát, phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương.
Thông qua Nghị quyết cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân vào ngày 17/5

Thông qua Nghị quyết cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân vào ngày 17/5

Quốc hội dự kiến thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân lúc 11h ngày 17/5.
Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” gồm 7 nội dung và 2 giai đoạn triển khai, thực hiện.
Cần tiêu chí riêng để đánh giá cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Cần tiêu chí riêng để đánh giá cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đại biểu Quốc hội đề xuất cần tiêu chí riêng để đánh giá cán bộ, công chức theo vị trí việc làm.
Sửa luật ngân sách: Phân cấp nguồn thu, tăng quyền địa phương

Sửa luật ngân sách: Phân cấp nguồn thu, tăng quyền địa phương

Dự thảo Luật Ngân sách sửa đổi theo hướng phân cấp nguồn thu, giảm thủ tục, tăng quyền địa phương, ưu tiên chi cho khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau trong hành trình đổi mới giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau trong hành trình đổi mới giáo dục

Tổng Bí thư lưu ý Hà Nội quan tâm những học sinh có hoàn cảnh khó khăn với phương châm: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau".
Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lễ ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) diễn ra chiều ngày 14/5.
Trình Quốc hội Luật tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Trình Quốc hội Luật tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Chiều 14/5, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đã trình bày trước Quốc hội về tờ trình dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Cải cách mô hình chính quyền từ ba cấp xuống hai cấp là dấu mốc lịch sử, chuyển đổi từ hành chính sang quản trị phục vụ, nâng cao hiệu quả vì dân.
Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại,… trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Đại biểu Quốc hội đề nghị sửa quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch tỉnh

Đại biểu Quốc hội đề nghị sửa quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch tỉnh

Góp ý dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), nhiều đại biểu đề xuất chỉnh sửa để đồng bộ với Hiến pháp và thực tiễn vận hành.
Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên quyền chất vấn của Hội đồng nhân dân với Viện trưởng, Chánh án, coi đây là công cụ giám sát thiết yếu, minh bạch.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tại cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành... về chống buôn lậu, gian lận thương mại, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã đề xuất nhiều giải pháp.
Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Đại biểu Quốc hội góp ý sửa Hiến pháp năm 2013, kiến nghị thể chế rõ chính quyền hai cấp, phân cấp phải gắn với nguồn lực, không làm giảm hiệu quả quản lý.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Buôn lậu, hàng giả là vấn đề lớn, Thủ tướng yêu cầu phải ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt, kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tổ chức, cá nhân.
Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa Hiến pháp cần bảo đảm thống nhất pháp luật, giữ nguyên quyền chất vấn, khắc phục bất cập khi tổ chức chính quyền mô hình mới.
Tổng Bí thư: Tăng cường vận động nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Tổng Bí thư: Tăng cường vận động nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo, cần đa dạng hóa hình thức để nhân dân đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, không hạn chế hình thức nào.
Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng lưu ý tiếp tục xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; quốc tế hóa bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Tháo gỡ rào cản tài chính cho khoa học công nghệ

Tháo gỡ rào cản tài chính cho khoa học công nghệ

Cho ý kiến dự thảo Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, đại biểu cho rằng, cần dành tối thiểu 20% kinh phí khoa học công nghệ hàng năm cho sản phẩm nội.
Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ

Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ 'bữa tiệc' ánh sáng

Người dân thành phố Hải Phòng náo nức chờ đón Lễ kỷ niệm 70 năm Giải phóng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, cùng với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.
Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Lễ khánh thành bến cảng container quốc tế số 3 và 4 Lạch Huyện - cảng Hải Phòng là một trong những điểm nhấn chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng.
Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đại biểu Quốc hội kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trước rủi ro pháp lý.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Ngày 13/5, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đã tổ chức khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, số 4 tại Lạch Huyện, tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.
Mobile VerionPhiên bản di động