Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đại biểu Quốc hội kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trước rủi ro pháp lý.
Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Doanh nghiệp Việt Nam nổi bật tại Hội nghị AI quốc tế

Chiều 13/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, có 49 đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu tại hội trường.

Luật hóa cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để tránh lãng phí nguồn lực

Tham gia góp ý kiến, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn Bình Dương) cho biết, tại Điều 23 dự thảo Luật có hướng dẫn triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát theo từng loại hình công nghệ và lĩnh vực. Theo đại biểu, đây là cơ chế cho phép thử cái mới có rủi ro thì kiểm soát, có sai thì sửa, không bị phạt ngay.

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn Bình Dương). Ảnh: VPQH

Bà nêu rõ, thực tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ tại địa phương, chúng ta đều nhận thấy một thực trạng đáng lo ngại là nhiều đề tài nghiên cứu sau khi nghiệm thu không được ứng dụng vào thực tiễn, gây lãng phí nguồn lực và làm suy giảm niềm tin vào hiệu quả đầu tư cho khoa học.

Lần đầu tiên quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát được đưa vào quy định trong luật, cho phép Chính phủ quy định chi tiết về từng loại hình, lĩnh vực, đối tượng thử nghiệm, tạo khung pháp lý chung áp dụng đa lĩnh vực, đặc biệt trong công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, ứng dụng y tế số, chuyển đổi số.

"Đây là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình công nghệ mới ra đời và phát triển", bà Trân nói và cho rằng để thực sự phát huy đúng ý nghĩa đề ra, cần luật hóa cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, thống nhất, tăng cường vai trò điều phối của Chính phủ, có trách nhiệm phối hợp liên ngành, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia thử nghiệm được an toàn, hợp lý.

Mặt khác, dự thảo cũng cần quy định rõ đối tượng được cấp phép thử nghiệm theo đúng quy định của pháp luật thì không bị xử lý nếu có sơ suất trong phạm vi thử nghiệm; trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc quy định, ban hành danh mục ngành nghề được phép thử nghiệm, kiểm duyệt; thời gian thử nghiệm và đánh giá kết quả phối hợp triển khai thực hiện chặt chẽ, đồng bộ và công khai để mô hình tốt được nhân rộng.

Phân định rõ trách nhiệm để bảo vệ chủ thể đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Danh Tú (Đoàn Kiên Giang) cho biết dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị. Nêu ý kiến về nguyên tắc loại trừ trách nhiệm trong hoạt động thử nghiệm (Điều 21), khoản 1, khoản 2 Điều 21 dự thảo Luật quy định loại trừ trách nhiệm của hai nhóm chủ thể là: cơ quan có thẩm quyền cho phép thử nghiệm, tổ chức, cá nhân trực tiếp thẩm định, cấp phép, kiểm soát, đánh giá, thử nghiệm và tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú (Đoàn Kiên Giang)
Đại biểu Nguyễn Danh Tú (Đoàn Kiên Giang). Ảnh: VPQH

Ông Tú cho hay, theo quy định của dự thảo Luật, các chủ thể này không phải chịu trách nhiệm dân sự, không bị xử phạt vi phạm hành chính, không phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp theo quy định. Như vậy, theo dự thảo Luật có 2 loại trách nhiệm được loại trừ là: trách nhiệm dân sự, hành chính và hình sự.

"Tôi nhận thấy, trong pháp lý có 4 loại trách nhiệm, bên cạnh 3 loại trách nhiệm pháp lý nêu trên, còn một loại trách nhiệm pháp lý nữa đó là trách nhiệm kỷ luật", ông Tú phân tích. Việc không quy định xem xét loại trừ trách nhiệm kỷ luật đối với hai nhóm chủ thể nêu trên dẫn đến các chủ thể này thực hiện đúng, đủ các quy định về thử nghiệm theo quy định nhưng khi thiệt hại xảy ra, có thể vẫn bị xem xét xử lý kỷ luật.

Do đó, ông Tú đề nghị cần nghiên cứu bổ sung trong dự thảo Luật việc loại trừ trách nhiệm kỷ luật đối với hai nhóm chủ thể nêu trên khi đã thực hiện đúng, đủ các quy định thử nghiệm, áp dụng đầy đủ các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa, hạn chế mức độ thiệt hại có thể xảy ra.

Cùng với đó, Nghị quyết số 57 quy định có chính sách miễn trừ trách nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới có thiệt hại về kinh tế do nguyên nhân khách quan. Như vậy, Nghị quyết số 57 đặt ra yêu cầu có chính sách miễn trừ trách nhiệm của ba chủ thể là doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 20 dự thảo Luật quy định trách nhiệm tổ chức, cá nhân tham gia thử nghiệm. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 21 dự thảo Luật mới chỉ quy định loại trừ trách nhiệm đối với tổ chức, doanh nghiệp mà chưa quy định được loại trừ trách nhiệm với cá nhân được cấp phép thử nghiệm.

Do đó, ông đề nghị cần nghiên cứu bổ sung chủ thể được loại trừ trách nhiệm theo quy định đối với cá nhân cấp phép thử nghiệm. Ngoài ra, Điều 21 dự thảo Luật quy định tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép thử nghiệm không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm sau khi thực hiện đầy đủ trách nhiệm dân sự.

Ông Tú cho rằng, theo quy định của dự thảo Luật, dẫn đến tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép thử nghiệm nếu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm dân sự, có thể chịu trách nhiệm hình sự đối với rủi ro trong nghiên cứu thử nghiệm. "Trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự là hai loại trách nhiệm pháp lý khác nhau, tôi đề nghị cần chỉnh lý lại quy định nêu trên để bảo đảm chính xác, phù hợp", ông Tú nói.

Cần định nghĩa cụ thể

Về chấp nhận rủi ro trong hoạt động khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo được quy định tại Điều 9 của dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) cho biết, khoản 1 Điều 9 dự thảo Luật quy định: "Tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho Nhà nước nếu đã tuân thủ đầy đủ quy trình, quy định trong quá trình triển khai và không có hành vi gian lận, vi phạm pháp luật hoặc sử dụng sai mục tiêu, phạm vi kinh phí".

Đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình)
Đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình). Ảnh: VPQH

Theo ông Huy, đây là điểm mới được kế thừa, có sửa đổi, bổ sung từ quy định của Nghị quyết số 193 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Với quy định này, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu khoa học, khuyến khích sáng tạo, đổi mới, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các đề tài khoa học có tính đột phá cao, ông cơ bản thống nhất như dự thảo.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi của dự thảo Luật, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy định để bảo đảm hài hòa giữa việc khuyến khích sáng tạo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.

"Tôi đề nghị cần làm rõ định nghĩa về rủi ro thật cụ thể trong bối cảnh nghiên cứu khoa học - công nghệ, phân biệt rành mạch với lỗi chủ quan hoặc vi phạm đạo đức nghiên cứu. Cũng như cơ chế cho phép tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo không phải chịu trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho Nhà nước, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư", ông Huy nói.

Đại biểu cũng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung các quy định về nguyên tắc nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cũng như quy định thật chặt chẽ, để tránh lạm dụng quy định chấp nhận rủi ro, gây thất thoát, lãng phí trong hoạt động khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Điểm nổi bật trong Điều 9 dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Tổ chức, cá nhân nghiên cứu nếu tuân thủ đầy đủ quy trình, không vi phạm pháp luật, không bị truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự với các thiệt hại khách quan phát sinh trong quá trình triển khai.
Hoàng Nhưỡng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội khóa XV

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng lưu ý tiếp tục xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; quốc tế hóa bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật quý giá gắn liền với cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (quận Ba Đình, Hà Nội).

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, luật mới chuyển từ quản lý doanh nghiệp sang quản lý vốn nhà nước, tăng quyền tự chủ nhưng gắn với chế tài hậu kiểm.
Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tỷ lệ vốn, trách nhiệm doanh nghiệp nhà nước, thù lao người đại diện và khái niệm liên quan trong quản lý vốn nhà nước.
Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm các chủ thể quản lý vốn nhà nước, bảo đảm minh bạch và hiệu quả trong đầu tư, sử dụng tại doanh nghiệp.
Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Dự thảo nghị quyết kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 được trình Quốc hội sáng 13/5 nhằm tiếp tục hỗ trợ tam nông, tái cơ cấu nông nghiệp.
Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ củng cố mà còn làm mới, định vị lại quan hệ với các nước trên nền tảng tình hữu nghị lâu đời, qua các thế hệ.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Thủ tướng yêu cầu kịp thời bố trí kinh phí để đảm bảo việc chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động... theo đúng quy định.
Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA trong năm 2025 với một số quốc gia tiềm năng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5.
Phân cấp mạnh cho địa phương, minh bạch quản lý khoáng sản

Phân cấp mạnh cho địa phương, minh bạch quản lý khoáng sản

Dự thảo Nghị định thi hành Luật Địa chất và khoáng sản hướng đến phân cấp mạnh mẽ, cải cách thủ tục, rõ trách nhiệm và minh bạch trong quản lý khoáng sản.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương.
Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Nhiều ý kiến đề xuất sửa Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để bịt lỗ hổng pháp lý, tăng hiệu lực chế tài và đảm bảo quyền cá nhân trong chuyển đổi số.
Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 vừa qua của Tổng thống Nga V. Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.
Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thái Bình sáp nhập cùng Hưng Yên sẽ tạo không gian, động lực phát triển mới, Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động các cơ quan sau sáp nhập.
Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Đại biểu Quốc hội đề xuất sớm thể chế hóa ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68, áp dụng từ 01/10/2025 để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục hồi tăng trưởng.
Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng đề nghị rút ngắn thời gian thi công dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình, phấn đấu vượt tiến độ ít nhất 6 tháng, hoàn thành trong năm 2026.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực khoa học công nghệ tại Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng kỳ vọng Bắc Ninh sẽ viết nên kỳ tích sông Cầu.
Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, từ ngày 15-16/5, Thủ tướng Thái Lan thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung 2 nước.
Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nhấn mạnh yêu cầu miễn giảm thuế cho R&D, báo chí, khởi nghiệp, chuyển đổi số.
Mobile VerionPhiên bản di động