Thứ ba 22/04/2025 20:40

Việt Nam xuất khẩu 951 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ

Tháng 5/2024, Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi chính của Việt Nam khi chiếm đến 61% sản lượng xuất khẩu với 951 tấn.

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam trong tháng 5 đạt 1.560 tấn với trị giá khoảng 7,2 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng trước đó. Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi lớn nhất của Việt Nam khi chiếm đến 61% sản lượng xuất khẩu với 951 tấn. Prosi Thăng Long và Tuấn Minh là 2 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong tháng 5 với 241 tấn và 101 tấn.

Tháng 5/2024, Việt Nam xuất khẩu 951 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ

Lũy kế 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.475 tấn hoa hồi với kim ngạch xuất khẩu đạt 27,5 triệu USD, giảm 14,7% về lượng và giảm 29,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Prosi Thăng Long là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất chiếm 19,4% thị phần với 1.064 tấn. Theo sau là các doanh nghiệp Tuấn Minh 300 tấn, Nedspice Việt Nam 277 tấn, Senspices 216 tấn và Hồng Sơn Việt Nam với 195 tấn.

Về các thị trường xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm, Ấn Độ vẫn là khách hàng lớn nhất với 3.360 tấn, tiếp đến là Mỹ với 399 tấn, Bangladesh với 140 tấn.

Ấn Độ tiêu thụ sản phẩm quế, hồi hàng đầu thế giới, đồng thời cũng là nước sản xuất dược liệu lớn. Hiện Việt Nam thống lĩnh thị trường Ấn Độ với hơn 80% lượng nhập khẩu quế, hồi.

Quế Việt Nam được ưa chuộng tại Ấn Độ do hàm lượng tinh dầu tốt, có hương vị đặc trưng. Mặt khác, lợi thế để xuất khẩu sản phẩm này sang Ấn Độ là nhờ ưu đãi thuế quan từ Hiệp định FTA ASEAN - Ấn Độ. Đặc biệt, với dân số đông, Ấn Độ có dải nhu cầu của thị trường rất lớn về quế, hồi, dược liệu.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước duy nhất có thể sản xuất hồi với số lượng lớn nhờ điều kiện thuận lợi. Nước ta có diện tích trồng hồi khoảng 40.000 ha, tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng với sản lượng hàng năm hơn 16.000 tấn.

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia mạnh về xuất khẩu gia vị với vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, đứng số 1 thế giới về xuất khẩu quế, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hoa hồi. Các thị trường nhập khẩu gia vị Việt Nam cũng ngày càng đa dạng như Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt