Thứ tư 07/05/2025 00:34

Việt Nam sẽ có số dân 100 triệu người vào năm 2026

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị cung cấp thông tin của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ngày 1/12 tại Hà Nội. Các chuyên gia dân số cũng đã nêu nhiều khuyến nghị trong bối cảnh Việt Nam có thay đổi chiến lược về chính sách dân số.

Việt Nam đang phấn đấu ổn định dân số vào giữa thế kỷ XXI

Các số liệu đáng chú ý khác cũng được đưa ra tại hội nghị, theo đó quy mô dân số ở nông thôn giảm dần từ năm 2020 và thấp hơn quy mô dân số thành thị vào năm 2039. Trong khi đó quy mô dân số thành thị ngày càng tăng và đat mức 63 triệu người vào cuối giai đoạn dự báo (thập kỷ 40 của thế kỷ này). Đáng chú ý là đến năm 2020, Việt Nam sẽ “dư thừa” 1,38 triệu nam giới trong độ tuổi kết hôn. Đến năm 2040 Việt Nam cũng sẽ kết thúc thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Cũng theo các chuyên gia, số phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ sẽ ổn định và bắt đầu giảm mạnh vào những năm 2035.

GS, TS Nguyễn Đình Cử, chuyên gia hàng đầu về dân số của Việt Nam cho biết, Việt Nam đang có thay đổi mang tính chiến lược về dân số. Theo đó Kết luận số 119-LL/TW ngày 4/1/2016 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đã nêu quan điểm chuyển từ trọng tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình sang trọng tâm dân số và phát triển. Các chính sách nhằm cụ thể hóa quan điểm này sẽ được ban hành ngay trong năm 2017.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia khuyến nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng hợp lý, phù hợp với mức độ đô thị hóa nhanh trong thời gian tới. Có chính sách đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý để giải quyết công ăn việc làm cho lao động ở những khu vực chuyển từ nông thôn thành thành thị. Trong đầu tư giáo dục, nghiên cứu đầu tư trung hạn cho giáo dục tiểu học cần hướng tới việc tăng chất lượng hơn là tăng quy mô. Tương tự việc mở rộng quy mô đào tạo bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đi đôi với tăng cường chất lượng đào tạo.

Đặc biệt các chuyên gia cũng cho rằng, cần có các nghiên cứu chính sách hội nhập quốc tế trong khung cảnh “già hóa” là xu hướng chung của dân số toàn cầu.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào 'tầm ngắm' kiểm tra

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Xu hướng 'tiêu dùng xanh' tạo làn sóng mới trên thị trường

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?