Thứ năm 19/12/2024 14:47

Việt Nam duy trì vị trí số 1 kim ngạch xuất khẩu gạo sang Singapore

Sau 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam vẫn giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore, chiếm 32,69% thị phần.

Duy trì quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore

Dẫn số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore cho biết, 6 tháng đầu năm 2024 tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore tăng khá cao ở mức 13,62% so với cùng kỳ năm 2023, đạt gần 224,5 triệu SGD.

Xét về khối lượng, tổng lượng nhập khẩu 9 loại gạo chính (HS10062010, HS10062090, HS10063030, HS10063040, HS10063091, HS10063099, HS10064090, HS10063050, và HS10063070) ước tính đạt khoảng 214.516 tấn, tăng 12,98% so với cùng kỳ năm 2023.

Về cơ cấu thị phần của các mặt hàng gạo, gạo tẻ trắng chiếm thị phần lớn nhất (31,61%), tiếp đến là gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 17,49%), gạo trắng hom-ma-li (chiếm 17,62%), gạo đồ (chiếm 14,93%). Các mặt hàng gạo khác chia đều phân khúc còn lại.

Cũng theo thống kê của cơ quan này, thị trường nhập khẩu gạo tại Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng khá tốt cả về số lượng và giá trị nhập khẩu. 8/9 nhóm gạo chính đều tăng trưởng tốt tăng, một số có mức tăng rất cao như: Gạo nếp (tăng 201,83%), gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (tăng 90,95%), gạo đồ (tăng 161,87%). Nhóm duy nhất cũng là nhóm chiếm thị phần lớn nhất là gạo tẻ trắng chứng kiến sự sụt giảm ở mức 29,86%.

Đoàn công tác Thương vụ Việt Nam tại Singapore và Cơ quan quản lý thực phẩm Singapore tham dự Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang, tháng 12/2023

Đáng chú ‎‎ ý, sau 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam vẫn giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore, chiếm 32,69% thị phần. “Điều này đạt được nhờ mức tăng kim ngạch xuất khẩu rất cao, đạt giá trị 73,40 triệu SGD, tăng 54,67% so với cùng kỳ năm 2023” – Thương vụ thông tin và cho biết thêm, Thái Lan, Ấn Độ lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 70,73 triệu SGD và 58,41 triệu SGD. Tổng kim ngạch của 3 nước xuất khẩu hàng đầu đã chiếm 90,21% thị phần gạo tại Singapore.

Chiều hướng tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu gạo của Singapore từ năm 2023 tiếp tục được duy trì trong 6 tháng đầu năm 2024, nguyên nhân chính được cho là lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và sự phục hồi nhanh của lượng du khách du lịch đến Singapore khiến Singapore tăng cường nhập khẩu gạo.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng trưởng rất tốt, đạt kim ngạch khoảng 74,4 triệu SGD, tăng 54,67% so với cùng kỳ 2023. Đáng chú ý, một số nhóm tiếp tục chứng kiến mức tăng rất mạnh là: gạo nếp (kim ngạch 8,9 triệu SGD, tăng hơn 5 lần), gạo vỡ (kim ngạch 1,5 triệu SGD, tăng 187,3%) và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (kim ngạch 27,27 triệu SGD, tăng 161,35%).

Trưng bày, xúc tiến thương mại sản phẩm gạo tại Singapore tháng 12/2023. Ảnh: Lê Dương

Nhóm gạo chủ lực của Việt Nam tại thị trường Singapore là gạo tẻ trắng tăng nhẹ ở mức 1,91%, đạt kim ngạch 34,5 triệu SGD. Nhóm duy nhất có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước là gạo lứt thường (kim ngạch 102 nghìn SGD, giảm 51,2%).

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore đối với 3 nhóm gạo là: gạo tẻ trắng (chiếm 48,62%); gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 69,43%) và gạo nếp (78,05%).

Trong khi đó, Ấn Độ là quốc gia chiếm lĩnh gần như tuyệt đối thị trường đối với gạo đồ (chiếm 99,74%) và gạo basmati xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 96,89%). Với các sản phẩm gạo còn lại, Thái Lan là nước chiếm thị phần lớn nhất, cụ thể: Gạo lứt homali (99,18%), gạo trắng homali (97,17%), gạo vỡ (57,73%). Với nhóm gạo lứt thường, Nhật Bản chiếm thị phần lớn nhất (74,89%).

Chú trọng xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu

Theo ông Cao Xuân Thắng - Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản đang là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường gạo Singapore.

Về cơ bản, thị trường gạo của Singapore có nhu cầu ổn định ở mức 300 đến 400 triệu SGD mỗi năm. Việc Ấn Độ (nước đang chiếm lĩnh thị phần gạo tẻ trắng, loại gạo Việt Nam có thế mạnh) ban hành lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo ngoài basmati từ ngày 20/7/2023, đã được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng khá tốt để gia tăng thị phần và giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Singapore.

Đoàn công tác Thương vụ Việt Nam tại Singapore và Cơ quan quản lý thực phẩm Singapore làm việc với Công ty gạo Dương Vũ (tỉnh Long An), tháng 5/2024

Bên cạnh sự quan tâm của các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại và tận dụng thời cơ, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore; cùng với sự chỉ đạo sát sao của các Bộ, ngành, địa phương đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore.

Mặc dù vậy, về mặt xúc tiến thương mại, việc quảng bá và giới thiệu mặt hàng gạo của Việt Nam tại thị trường vẫn còn tương đối ít, chưa có hoạt động xúc tiến quy mô lớn của các doanh nghiệp tập trung vào mặt hàng gạo. Hiện nay, các hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày hàng hóa gạo tại Singapore chủ yếu do Thương vụ Việt Nam thường xuyên triển khai. Trong khi đó, các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ rất quan tâm đầu tư quảng bá hình ảnh sản phẩm và có thỏa thuận với các đơn vị nhập khẩu, phân phối về việc giữ tên, thương hiệu hàng hóa sản phẩm gạo của họ.

Chưa kể, doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn ít chú trọng đầu tư vào các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm quy mô rộng. Vì vậy, các nhà nhập khẩu và hệ thống phân phối ở Singapore thường nhập gạo Việt Nam có đóng gói mẫu mã, bao bì và thương hiệu nội địa của Singapore để dễ tiêu thụ trên thị trường.

Cũng theo Trưởng Thương vụ, đây là quý thứ 2 liên tiếp, Việt Nam giữ vị trí quán quân về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, do vậy, doanh nghiệp phải tiếp tục nỗ lực tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm gạo, do thị trường gạo Singapore có sự điều hành chặt chẽ của Chính phủ Singapore, thể hiện ở việc Chính phủ Singapore xét duyệt và cấp phép nhập khẩu; trực tiếp thanh, kiểm tra chất lượng gạo trước khi đưa ra thị trường.

Trong bối cảnh này, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam đề xuất, việc ký kết thỏa thuận và cam kết ở cấp Chính phủ 2 nước về việc cung cấp gạo là cần thiết, có thể sẽ góp phần ổn định kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Singapore.

"Sản phẩm gạo Việt Nam không chỉ tiêu thụ tại thị trường Singapore mà còn được các doanh nghiệp Singapore xuất khẩu đi các nước khác trên thế giới. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý vai trò địa bàn trung chuyển quan trọng của Singapore, chứ không chỉ là địa bàn gần 6 triệu dân của quốc đảo" - ông Cao Xuân Thắng khuyến cáo và lưu ý, để thúc đẩy tăng thêm thị phần, duy trì bền vững vị trí đầu bảng và cạnh tranh được với sản phẩm gạo của Ấn Độ và Thái Lan, cần tiếp tục có sự hỗ trợ chung sức của các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp gạo Việt Nam.

Hoàng Giang
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn BP về hợp tác phát triển năng lượng

Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng nhưng vẫn còn đó khó khăn

Việt Nam - Nhật Bản: 'Đón sóng' hợp tác thương mại trong khuôn khổ CPTPP và IPEF

Tăng cường kết nối kinh tế - tiền đề của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Canada

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/12: Lính Ukraine xin đầu hàng; UAV Ukraine tập kích kho đạn Nga

Mời tham dự Hội chợ triển lãm du lịch SATTE 2025 tại Ấn Độ

Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ

Thương vụ Ả rập Xê út tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hàng Việt Nam tại thủ đô Riyadh

Mời tham gia Triển lãm ACT East Business Show lần thứ 7 tại bang Meghalaya, Ấn Độ

Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/12: Lính Ukraine rút lui ở Kurakhove; UAV Nga tiếp viện tại Kherson

Kinh tế Việt Nam trước 'sóng gió' từ chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ

Sự ủng hộ của Tổng thống đắc cử Donald Trump tác động tới giá Bitcoin ra sao?

Anh gia nhập CPTPP: 'Luồng gió mới' thúc đẩy thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/12: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; UAV Kiev tấn công kho dầu Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/12: Nga ước tính 40.000 lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; UAV Kiev tấn công vũ khí Nga

Bản tin quân sự thế giới ngày 14/12/2024: Vũ khí NATO được sản xuất tại Ukraine

Những nhân tố tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025