Thứ năm 15/05/2025 05:25

Vì sao giá xuất khẩu hồ tiêu tăng mạnh 47%?

Diện tích chưa được bổ sung kịp thời, trong khi nguồn cung tiếp tục thiếu hụt là lý do xuất khẩu hồ tiêu tăng mạnh thời gian qua.

Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá xuất khẩu hồ tiêu 8 tháng năm 2024 đạt 4.810 USD/tấn, tăng 47% so với cùng kỳ.

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng cao đã góp phần đẩy giá hồ tiêu trong nước tăng tương ứng. Từ đầu năm 2024 đến nay, giá hồ tiêu nước ta liên tục neo ở mức cao. Trong những ngày đầu tháng 6, giá tiêu trong nước tiến sát mức 190.000 đồng/kg, là mức cao nhất trong 11 năm trở lại đây. Ở thời điểm hiện tại, giá tiêu đã hạ nhiệt nhưng vẫn là mức cao so với lịch sử. Tính đến ngày 15/8, giá tiêu trong nước ghi nhận quanh mức 140.000 đồng/kg, cao gấp 1,75 lần giá hồi đầu năm 2024 và gấp 2 lần giá tiêu vào cùng kỳ năm trước.

Giá xuất khẩu hồ tiêu liên tục neo ở mức cao (Ảnh minh hoạ)

Cộng đồng hồ tiêu quốc tế nhận định, thị trường hồ tiêu cuối tháng 8 tiếp tục có những phản ứng trái chiều. Theo các chuyên gia, nếu vụ mùa hồ tiêu tới, dù có được mùa hơn một chút so với vụ mùa vừa qua thì cũng không thể bù lại được diện tích hồ tiêu đã mất đi. Do đó, dự báo nguồn cung tiếp tục thiếu hụt trong tương lai.

Hiện hồ tiêu Việt Nam đang chiếm đến 60% sản lượng xuất khẩu của thế giới. Cụ thể, nước ta đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trong hơn 20 năm qua, chiếm 40% sản lượng thu hoạch và 60% thị phần xuất khẩu toàn cầu. Hạt tiêu và gia vị của Việt Nam hiện đã xuất khẩu đi hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm lĩnh nhiều thị trường quan trọng.

Ông Dương Đức Quang - Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) cho biết, nếu giá hồ tiêu tiếp tục duy trì được mức giá trên 100.000 đồng/kg thì mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD trong năm 2024 là khả thi. Nguồn cùng thiếu hụt trong nước và quốc tế không thể bù đắp trong thời gian ngắn, tạo điều kiện giúp giá neo cao, từ đó thu về kim ngạch xuất khẩu lớn dù lượng xuất khẩu giảm.

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) ước tính sản lượng tiêu năm 2024 của Việt Nam chỉ đạt khoảng 170.000 tấn, giảm 10% so với năm trước. Đây cũng là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Nguyên do, nhiều nông dân chặt bỏ cây hồ tiêu khi giá rớt cách đây 4 năm trước (giá tiêu xuống chỉ 40.000 đồng/kg) để trồng những cây có lợi ích kinh tế hơn như sầu riêng, cà phê...

Tại thị trường nội địa, giá hồ tiêu đen tăng mạnh do nguồn cung hạn chế, song người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích trồng mà tập trung đầu tư, chăm sóc theo hướng thâm canh để cây hồ tiêu phát triển bền vững và ổn định.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hồ tiêu

Tin cùng chuyên mục

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương