Thứ tư 27/11/2024 01:02

Vắcxin có ảnh hưởng đến bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định việc tiêm vắcxin có sự ảnh hưởng đến bò sữa bệnh, chết hàng loạt tại Lâm Đồng.

Ngày 11/8, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có Báo cáo nhanh gửi Thường trực Tỉnh uỷ về tình hình bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa tại các huyện Đơn Dương và Đức Trọng. Theo báo cáo, đã có tổng cộng 4.495 con bò bị nhiễm bệnh; 193 con bị chết (huyện Đơn Dương 144 con, huyện Đức Trọng 49 con).

Bò chết được đưa đi tiêu huỷ. (Ảnh: Lê Sơn)

Trước đó, một ngày (10/8), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) Phùng Đức Tiến và Cục trưởng Cục thú y (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Văn Long đã trực tiếp vào kiểm tra, làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng và các sở, ngành địa phương có đàn bò sữa bị bệnh.

Sau khi kiểm tra thực tế một số chuồng trại ở 2 huyện Đức Trọng, Đơn Dương, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các cơ quan trung ương cùng địa phương cần nhanh chóng triển khai mọi giải pháp để cứu chữa gia súc bị tiêu chảy, hạn chế thấp nhất thiệt hại cũng như tránh để bệnh lan rộng, đảm bảo vệ sinh môi trương. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đã lắng nghe các ý kiến của giới chuyên gia, từ đó chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung một số nhiệm vụ chính trước mắt như sau: Thứ nhất, Cục thú y cùng các đơn vị liên quan khẩn trương tinh chỉnh, hoàn thiện phác đồ điều trị chính thức cho bò bị bệnh để phổ biến kịp thời đến người dân, cùng người dân điều trị, ngăn chặn bệnh lây lan.

Thứ hai, Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan trung ương, doanh nghiệp đầu ngành về chăn nuôi sẽ hỗ trợ vật tư y tế, thuốc men cho tỉnh Lâm Đồng điều trị bò bị bệnh.

Thứ ba, yêu cầu các cơ quan cần nhanh chóng xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bò bị tiêu chảy hàng loạt. Trong đó cần xác định nguyên nhân chính, nguyên nhân phụ để làm cơ sở xác định đền bù hoặc hỗ trợ thiệt hại sau này và để đảm bảo tính chính xác, cơ quan chuyên môn cần lấy thêm mẫu xét nghiệm đối với bò đang còn khoẻ, bò chưa tiêm vắc xin viêm da nổi cục, bò đã tiêm nhưng chưa chết… Sau khi có kết luận chính thức, bộ sẽ công bố nguyên nhân hàng loạt bò sữa bị tiêu chảy dẫn đến chết ở Lâm Đồng.

Đàn bò nhà chị Huỳnh Thị Kim Phượng, tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương nhiều con đang rất yếu, bỏ ăn. (Ảnh: Lê Sơn)
Tính đến ngày 11/8 gia đình nhà chị Huỳnh Thị Kim Phượng, tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương đã bỏ ra 70 triệu mua thuốc, kháng sinh chữa trị cho đàn bò. (Ảnh: Lê Sơn)

Về phía địa phương, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thành lập tổ công tác do Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Phúc làm tổ trưởng để chỉ đạo, điều hành, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa. Ông Phúc cho biết, tại hai huyện Đức Trọng, Đơn Dương cũng đã thành lập các tổ công tác để kịp thời triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung nhân lực, vật lực cứu chữa đàn bò sữa; cập nhật số liệu từng ngày để có căn cứ so sánh, đối chiếu; lập biên bản tiêu huỷ bò bị chết; giám sát việc tiêu huỷ… “Qua so sánh ngắn ngày thì hiện tượng bò chết có xu hướng giảm dần, chúng tôi đang tiếp tục theo dõi sát sao tình hình, lâp sơ đồ theo dõi để kịp thời xử lý, báo cáo. Nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân, và xử lý bò bị chết đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh”, ông Phúc chia sẻ.

Anh Nguyễn Minh Đệ, huyện Đơn Dương cho biết sau khi đàn bò nhà anh được tiêm vắcxin đã xuất hiện tình trạng bò mẹ đẻ non dẫn đến bê con chết. (Ảnh: Lê Sơn)

Đi ghi nhận thực tế, phóng viên Báo Công Thương đã gặp và trao đổi với anh Nguyễn Minh Đệ, địa chỉ thôn Kinh tế mới, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cho biết, tổng đàn bò sữa lúc chưa bị dịch là 52 con, đến ngày 20/7, gia đình có tiêm vắcxin cho bò, khoảng 1 tuần sau xuất hiện tình trạng bò sốt, tiêu chảy rồi bò yếu dần chết. Trong đàn có rất nhiều con xuất hiện tiêu chảy, đến hôm nay đã có 4 con bò sữa chết (cả 4 con đang có thai). Ngoài ra, 8 bò mẹ đang mang thai khác, khi tiêm vắcxin xong xuất hiện đẻ non dẫn đến bê con chết.

Theo anh Đệ, 1 con bò trưởng thành đang cho thu hoạch sữa có giá khoảng 55.000.000đồng/con, nhà anh Đệ bị chết 4 con, thiệt hại là 220.000.000đồng. Đây là thiện hại chưa kể những con bê đã bị đẻ non chết và số sữa vắt ra hằng ngày không thể tiêu thụ vì đàn bò điều trị kháng sinh.

Tương tự, gia đình chị Trần Thị Lựu, địa chỉ xã Tu Tra, huyện Đơn Dương cho biết, tổng đàn bò nhà chị có 42 con, ngày 19/7 đàn bò được tiêm vắcxin, sau khi tiêm vắcxin bò có triệu chứng bị sốt, tiêu chảy, bỏ ăn. Đến ngày hôm nay đã chết 3 con và hiện tượng bò đang sốt trở lại, có con sốt 40 độ, gia đình chị đang rất lo lắng. Một con bò cho thu hoạch khoảng 30 lít sữa/ngày, giá sữa bán ra là 15.500 đồng/lít, từ khi xảy ra dịch bệnh là hơn 10 ngày, việc bò bị bệnh và chết như vậy thiệt hại cho gia đình chị Lựu là rất lớn.

Đến chiều cùng ngày (11/8), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến trả lời báo chí liên quan đến việc bò sữa ở Lâm Đồng bị dịch bệnh tiêu chảy, chết bất thường và các giải pháp khống chế dịch bệnh.

Theo ông Tiến, số lượng bò được tiêm vắcxin là gần 9.000 con thì số bò bị bệnh sau tiêm là 4.900 con. Hôm qua thay mặt Bộ NN&PTNT đi kiểm tra thực tế, tôi khẳng định tiêm vắcxin có sự ảnh hưởng.

Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y có giải pháp cơ bản và đến hôm qua, sau khi rà soát, chuẩn bị xong, nghe các bên báo cáo đã chốt lại được phác đồ điều trị sát với từng bò bệnh và sớm nhất sẽ có kết quả xét nghiệm giải trình tự gene để kết luận nguyên nhân.

“Một mặt chúng ta có những giải pháp mang tính chung nhất, sát nhất, một mặt là xác định nguyên nhân và khi nguyên nhân đã rõ, nếu như phác đồ điều trị chưa sát, chưa chặt chẽ thì tiếp tục điều chỉnh, để có kết quả tích cực hơn - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho hay.

Lê Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới