Thứ tư 27/11/2024 22:47

Tuần lễ thực phẩm an toàn vùng miền: Kết nối thực phẩm an toàn vào kênh phân phối

Chiều 8/12, tại Trung tâm Thương mại BigC Thăng Long (Hà Nội), Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ phát động “Tuần lễ thực phẩm an toàn vùng miền”.

Kết nối thực phẩm an toàn vào hệ thống phân phối

Tuần lễ thực phẩm an toàn vùng miền là một sự kiện nổi bật trong chuỗi hoạt động thuộc Chương trình Hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022. Sự kiện với sự tham gia của đại diện Bộ Công Thương, cùng đại diện hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Với thông điệp Kết nối thực phẩm an toàn vào hệ thống phân phối, chương trình nhằm giới thiệu, kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn của các địa phương tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; các đối tác kinh doanh tiềm năng và người tiêu dùng tại Hà Nội.

Được triển khai trên quy mô toàn quốc, Chương trình Hành động vì an toàn thực phẩm có sự phối hợp, tham gia của các bộ, ngành, Trung ương và địa phương, các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; các đơn vị cung ứng giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm… Điểm nhấn đặc biệt của Chương trình năm nay là hoạt động “Tuần lễ thực phẩm an toàn vùng miền” nhằm giới thiệu, kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào các hệ thống phân phối trên toàn quốc.

Sự kiện đã kết nối các cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cao công tác an toàn thực phẩm trong sản xuất và phân phối

“Hành động vì an toàn thực phẩm” là Chương trình thường niên của Bộ Công Thương trong nhiều năm qua. Thông qua Chương trình, Bộ Công Thương triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối thực phẩm; tổ chức nhiều hoạt động nhằm tăng cường xuất khẩu hàng Việt Nam vào các chuỗi siêu thị của doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam, đưa hàng Việt ra nước ngoài, thực hiện chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia; phối hợp với các bộ ngành kiểm soát và ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Phát biểu tại Lễ phát động, bà Lê Việt Nga- Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết: “Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, theo chức năng nhiệm vụ được giao, nhằm góp phần thúc đẩy hệ thống phân phối phát triển và đáp ứng ngày càng tốt các điều kiện về an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương cũng đã thường xuyên tuyên truyền, phổ biến việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, kịp thời có văn bản hướng dẫn, giải đáp thắc mắc trong quá trình triển khai; Thực hiện tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô hình chuỗi cửa hàng, cơ sở bảo đảm an toàn thực phẩm ngành Công Thương; Tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá thực phẩm an toàn và đặc sản vùng miền tại hệ thống các siêu thị lớn nhằm kết nối nguồn hàng thực phẩm bảo đảm an toàn vào hệ thống phân phối tại địa phương".

Nhiều hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn đã được Bộ Công Thương tổ chức

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn đã được Bộ Công Thương tổ chức như: tổ chức Hội nghị, hội thảo kết nối thực phẩm an toàn, Chương trình Bình ổn thị trường; Triển khai xây dựng hệ thống phân phối hàng Việt trên sàn thương mại điện tử ở thị trường trong nước nhằm đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh sản phẩm và thông tin hàng Việt…

Qua sơ kết đánh giá, các chương trình đã đạt được những kết quả tích cực như mở rộng được thị trường, tăng thêm nguồn cung hàng nông sản - thực phẩm, nhất là thực phẩm an toàn cho chuỗi các cửa hàng bán lẻ hiện đại...

“Các địa phương, các hợp tác xã nông nghiệp tại các vùng sản xuất nông sản đã tích cực, chủ động phối hợp với Bộ Công Thương, các cơ quan truyền thông báo chí để cùng thực hiện các chương trình có điểm nhấn về kết nối tiêu thụ nông sản, thu hút đông đảo người tiêu dùng đến với chuỗi các cửa hàng bán lẻ hiện đại ngày càng phát triển tại Việt Nam, góp phần ổn định đầu ra cho nông sản Việt Nam cũng như phát triển hệ thống phân phối thực phẩm” - bà Lê Việt Nga nhấn mạnh.

Nhận diện rõ mức độ, nhu cầu sản xuất, tiêu dùng thực phẩm sạch

Cũng theo bà Lê Việt Nga, việc tổ chức Chương trình Hành động vì an toàn thực phẩm ngành Công Thương thường niên sẽ giúp các cơ quan quản lý nhận diện rõ hơn mức độ, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng sản phẩm sạch đã trở lên rất cấp thiết; các tiến bộ khoa học công nghệ và thông tin cho phép nhận dạng, phân tích, truy xuất nguồn gốc, giám sát các cơ sở sản xuất; công cụ hỗ trợ người tiêu dùng nhận biết thực phẩm an toàn phát triển rất nhanh. Do đó, điều cần làm ngay là khẩn trương xây dựng ý thức cộng đồng về an toàn thực phẩm, xác định được nhu cầu kết nối của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn để hỗ trợ cho “trúng” cho “đúng”, mang lại hiệu quả cao.

Bà Lê Việt Nga khẳng định: "Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn một cách ổn định, bền vững. Bộ Công Thương mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp, hỗ trợ và đồng hành của các bộ, ngành, đơn vị liên quan, của các đơn vị truyền thông và đặc biệt là của các doanh nghiệp phân phối, kinh doanh thực phẩm".

Ông Lê Mạnh Phong - Giám đốc điều hành chuỗi BigC và Go khu vực miền Bắc của Tập đoàn Central Retail Việt Nam thông tin: “Bên cạnh việc ưu tiên hàng Việt nói chung, hiện nay có đến hơn 90% hàng hóa kinh doanh tại hệ thống chúng tôi hàng Việt, hệ thống GO/Tops market và Big C của chúng tôi cũng đặt trọng tâm trong việc phát triển, đưa vào hệ thống các sản phẩm an toàn vùng miền với nhiều chính sách ưu đãi như nổi bật như: Ưu tiên hỗ trợ không chiết khấu với các hộ kinh doanh là các HTX. Ưu tiên các sản phẩm ocop, hỗ trợ trưng bày, chăm sóc hàng hóa và các chương trình thúc đẩy bán hàng.Hỗ trợ tư vấn toàn diện để các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể gia nhập chương trình “Sinh Kế Cộng đồng”.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Chương trình

Cũng tại buổi Lễ, đại diện các đơn vị quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng và các đơn vị phân phối lớn đã cùng thực hiện Nghi thức khai mạc “Tuần lễ thực phẩm an toàn vùng miền” tại các hệ thống phân phối. Đồng thời, đại diện các nhà phân phối đã gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ nông dân đưa thực phẩm an toàn vào các hệ thống phân phối.

Trước đó, các đại biểu, người tiêu dùng tham quan, trải nghiệm khu trưng bày thực phẩm an toàn vùng miền”, cùng với những hoạt động giao lưu, tương tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp với các doanh nghiệp, và tham gia sôi nổi vào hoạt động “Tìm hiểu về thực phẩm an toàn”.

Theo thống kê, hiện cả nước có trên 1.167 siêu thị, 254 trung tâm thương mại và hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi hiện đang phát triển nhanh, được phân bố chủ yếu ở các thành phố lớn và đặc biệt ngày càng có nhiều hệ thống phân phối hiện đại có quy mô rộng khắp trên cả nước.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ chương trình Bình ổn thị trường, cả nước cũng có khoảng 20.000 điểm bán bình ổn thị trường. Các địa điểm này là các địa chỉ tin cậy về hàng hóa bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và giá cả ổn định cho người tiêu dùng và cũng là đối tác quan trọng của các nhà sản xuất, đặc biệt là các nhà sản xuất uy tín, các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa có mong muốn mang các sản phẩm thực phẩm, nông sản, đặc sản vùng miền đến mọi miền Tổ quốc và ra hệ thống phân phối ở nước ngoài.

Trong thời gian tới, theo chức năng nhiệm vụ được giao và theo kế hoạch đã được xây dựng và phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển hệ thống phân phối một cách ổn định, bền vững, bảo đảm.

Thu Hường - Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Tuần lễ thực phẩm an toàn

Tin cùng chuyên mục

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024